ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CẤP TẠI TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thị Hải Vân Đỗ 1,, Văn Chi Nguyễn 1, Việt Phương Đào 1, Duy Tôn Mai 1
1 Trung tâm Đột quỵ Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điều dưỡng giữ vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp. Mục tiêu: đánh giá công tác điều dưỡng đối với người bệnh tại trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu. Kết quả: Nghiên cứu 224 người bệnh đột quỵ thiếu máu não cấp trong 08 tháng: Tỉ lệ nam giới  chiếm 61,2%, nữ giới 38,8%; nhóm tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là trên 65 tuổi (49,1%); thời gian người bệnh đến viện sau 6 tiếng chiếm tỉ lệ 53,6%; điểm NIHSS trung bình khi nhập viện là 8,8 ± 5,8, điểm Glasgow trung bình là 14,3 ± 1,63; tỉ lệ tư vấn về cách sử dụng thuốc là cao nhất chiếm 95%; các hoạt động chăm sóc làm tốt nhất là đo dấu hiệu sinh tồn, thực hiện thuốc theo 5 đúng, đánh giá rối loạn nuốt và ngã chiếm tỉ lệ trên 93%; 100% người bệnh hài lòng về thái độ phục vụ của điều dưỡng, tỉ lệ hài lòng thấp nhất liên quan đến thủ tục thanh toán (90%); tỉ lệ tai biến liên quan đến chăm sóc chiếm tỉ lệ dưới 5%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2011), Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
2. Lê Đức Hinh (2010), “Chẩn đoán sớm cơn đột quỵ não”, Nội san Hội Thần kinh học Việt nam, 6(1), tr 3-7.
3. Nguyễn Thị Bảo Liên (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh nhồi máu não”, Tạp chí Y học thực hành, số 5/2013.
4. Huỳnh Thị Phương Minh (2015), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nhồi máu não cấp tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang”, Tạp chí thần kinh học Việt Nam số 19.
5. Trần Thị Lệ Tiên, Đinh Minh Tân (2010), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ của thiếu máu cục bộ não cấp”, Tạp chí chuyên đề tim mạch học, 19/4/2010
6. Maciej Niewada, et al (2006), “Acute ischemic stroke care and outcome in centers participating in the Polish national stroke prevention and treatment registry”, Stroke; 37:1837-1843
7. Powers William J., Derdeyn Colin P., Biller José et al (2015), Guidelines for the Early Management of Patients With Acute Ischemic Stroke Regarding Endovascular Treatment, American Stroke Association, 46(10), 3020-3035.