SO SÁNH TÁC DỤNG GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT VÙNG DƯỚI RỐN Ở BỆNH NHÂN NHI GIỮA TIÊM MORPHIN 3MCG/KG TUỶ SỐNG VỚI TIÊM MORPHIN 30MCG/KG KHOANG CÙNG

Quang Minh Phạm 1,, Hữu Lành Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hồng Ngọc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giảm đau sau phẫu thuật nhi là rất cần thiết, tiêm morphin khoang cùng được áp dụng từ lâu nhưng tiềm ẩn tác dụng phụ cũng như khó khăn về kỹ thuật. Tiêm morphin tuỷ sống mới được áp dụng gần đây. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh hiệu quả giảm đau và tác dụng không mong muốn của 2 phương pháp. Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên được tiến hành tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. 75 bệnh nhân nhi, chia thành 2 nhóm: Nhóm 1 tiêm morphin 3mcg/kg tuỷ sống, Nhóm 2 tiêm morphin 30 mcg/kg khoang cùng. Kết quả: chỉ số nhân trắc, loại phẫu thuật không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Nhóm 1 có thời gian giảm đau là 32,1 ± 12,7 (giờ) dài hơn nhóm 2 là 28,9 ± 10,7 (giờ), khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điểm FLACC của hai nhóm đều thấp dưới 3 tại các thời điểm nghiên cứu, nhu cầu thuốc giảm đau bổ sung tương đương ở hai nhóm. Không có bệnh nhân nào suy hô hấp trong 48h sau mổ, nhóm 1 có tỷ lệ nôn, buồn nôn và ngứa nhiều hơn nhóm 2, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, mức độ các triệu chứng nhẹ. Kết luận: nhóm tiêm morphin tuỷ sống có hiệu quả giảm đau tương tự nhóm tiêm morphin khoang cùng, không có bệnh nhân nào suy hô hấp, tác dụng phụ của nhóm tiêm tuỷ sống nhiều hơn nhưng không cần điều trị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pert CB et al (1976). Opiate receptors: autoradiographic localization in rat brain. Proc Natl Acad Sci USA73(10), 3729-33.
2. Bùi Ích Kim (2002). Gây mê hồi sức trẻ em, Bài giảng Gây mê Hồi sức tập II, Đại học Y Hà Nội, 177 - 216.
3. Đặng Văn Kim (1995). Góp phần nghiên cứu gây tê khoang cùng bằng lidocain 1,5% trong phẫu thuật trĩ, sa niêm mạc trực tràng và giảm đau sau mổ bằng mocphin qua đường khoang cùng, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Minh Long (2006). Nghiên cứu gây tê khoang cùng bằng hỗn hợp bupivacain và morphin trong các phẫu thuật vùng dưới rốn ở trẻ em,Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại Học Y Hà Nội.
5. Junkin C (1933), Spinal anesthesia in children, Can Med Assoc J 28, 51-3.
6. Susan W. Krechel MD, Mary Alice Helikson MD et al (1995). Intrathecal morphine for postoperative pain control in children: a comparison with nalbuphine patient controlled analgesia (PCA), Paediatric Anaesthesia. 5,177 – 183.
7. Krane, EJ, MD. Dnald C. Tyler, MD et al (1989). The dose response of caudal morphine in children, Anesthesiology 71, 48 – 52.
8. Gall O, Aubineau J-V, Berniere J et al (2001). Analgesis effect of low-dose intrathecal morphine after spinal fusion in children. Anesthesiology, 94, 447-452.