THỰC TRẠNG TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175, NĂM 2019

Thị Kim Anh Võ 1,, Văn Hưởng Trần 1, Hồng Chương Nguyễn 2, Sơn Giang Vũ 3, Minh Đức Nguyễn4
1 Đại Học Thăng Long Hà Nội
2 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
3 Bệnh Viện Qân Y 175
4 Trung tâm Y tế TP Đồng Xoài

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng lo âu, trầm cảm của người mắc bệnh ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 175 năm 2019. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 235 người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Quân y 175. Số liệu định lượng được thu thập bằng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ hồ sơ bệnh án, phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên y văn, đã được thử nghiệm và hoàn thiện. Kết quả: Tỷ lệ mắc trầm cảm chung là 36,6%. Trong đó trầm cảm nhẹ cao nhất với 48%, tiếp đến là trầm cảm nặng, không loạn thần chiếm 20%, trầm cảm nặng có loạn thần 18%, trầm cảm vừa 14%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2018), Điểm tin y tế ngày 24/9/2018, https://www.moh.gov.vn/diem-tin-y-te/-/asset_publisher/sqTag-DPp4aRX/content/-iem-tin-y-te-ngay-24-9-2018.
2. Nguyễn Kim Lưu, Dương Trung Kiên (2015), nghiên cứu hội chứng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư mới được phát hiện tại Bệnh viện Quân y 103, kỷ yếu công trình 2010-2015, Học viện Quân y, Bệnh viện Quân y 103.
3. Trần Văn Cường (2011), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”, Tạp chí Y học Thực hành, tr. 1-13.
4. Nguyễn Văn Siêm (2010), “Nghiên cứu dịch tễ lâm sàng rối loạn trầm cảm tại một xã đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Y học Thực hành, Số 5, tr. 71-74.
5. Andrea H., Bultmann U, Amelsvoort van L. G., (2009), “The incidence of anxiety and depression among employ-ees - the role of psychosocial work characteristics”, Depress Anxiety, 26, (11), pp. 1040-1048.
6. World Health Organization (2018), Cancer, https://www.who.int/en/news-room/fact-sheets/detail/cancer
7. Scott B Patten. (2006), “Descriptive epidemiology of major depression in Canada”, Journal, Vol 51, No 2, Feb-ruary 2006, (Issue), pp. 80-90.
8. E Antoniou RM (2008), “Correlation of domestic violence during pregnancy with postatal depression”, Health Science Journal, 2, pp. 15- 19.
9. Laura A. Pratt, Debra J. Brody. (2008), “Depression in the United States household population, 2005–2006”, NCSH Brief, 7, pp. 1-8.