ĐÁNH GIÁ ĐỘ PHÙ HỢP GIỮA KẾT QUẢ MÔ BỆNH HỌC VÀ ĐẶC ĐIỂM NỘI SOI TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM RUỘT MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm ruột mạn tính (IBD) là bệnh lý có cơ chế bệnh sinh phức tạp và đang có xu hướng tăng lên trên thế giới. Chẩn đoán cần có sự phối hợp đặc điểm lâm sàng, kết quả nội soi và hình thái mô bệnh học (MBH) đặc biệt trong những trường hợp không điển hình. Nghiên cứunày được thực hiện với mục tiêu khảo sát độ phù hợp trong chẩn đoán IBD giữa kết quả MBH và hình ảnh nội soi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả được thực hiện tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ tháng 2/2020-10/2020trên bệnh nhân có kết quả nội soi theo dõi viêm loét đại trực tràng chảy máu (VLĐTTCM) hoặc Crohn và đối chiếu với kết quả MBH. Các tiêu bản sau đó được đọc độc lập lần 2 bởi chuyên gia giải phẫu bệnh về IBD, sau đó đối chiếu lại với kết quả lần 1 và hình ảnh nội soi. Kết quả nghiên cứu: Có 46 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn, tuổi trung bình 44,23(14,5), min max 19-74, tỷ lệ nữ/nam là 1,3.Trên nội soi, 89,1% các bệnh nhân được chẩn đoán là VLĐTTCM, chỉ có 5 bệnh nhân là Crohn (10,9%). Mức độ đồng thuận giữa kết quả nội soi và MBH lần 1 và lần 2 ở mức thấp và trung bình với hệ số κ tương ứng là 0,265 và 0,491. Mức độ đồng thuận của kết quả MBH 2 lần ở mức trung bình (κ=0,487). Kết luận: Nghiên cứu ghi nhận mức độ đồng thuận giữa kết quả nội soi và MBH cũng như giữa hai lần chẩn đoán MBH có ý kiến của chuyên gia đều ở mức thấp và trung bình (κ<0,6).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm ruột mạn tính, mô bệnh học, kết quả nội soi
Tài liệu tham khảo
2. Ng, S.C., et al., Worldwide incidence and prevalence of inflammatory bowel disease in the 21st century: a systematic review of population-based studies. Lancet, 2018. 390(10114): p. 2769-2778.
3. Flynn, S. and S. Eisenstein, Inflammatory Bowel Disease Presentation and Diagnosis. Surg Clin North Am, 2019. 99(6): p. 1051-1062.
4. Maaser, C., et al., ECCO-ESGAR Guideline for Diagnostic Assessment in IBD Part 1: Initial diagnosis, monitoring of known IBD, detection of complications. Journal of Crohn's and Colitis, 2019. 13(2): p. 144-164K.
5. Magro, F., et al., European consensus on the histopathology of inflammatory bowel disease. J Crohns Colitis, 2013. 7(10): p. 827-51.
6. Annese, V., et al., European evidence based consensus for endoscopy in inflammatory bowel disease. J Crohns Colitis, 2013. 7(12): p. 982-1018.
7. Gajendran, M., et al., A comprehensive review and update on Crohn's disease. Dis Mon, 2018. 64(2): p. 20-57.
8. Gajendran, M., et al., A comprehensive review and update on ulcerative colitis(). Dis Mon, 2019. 65(12): p. 100851.
9. Feakins, R.M. and G. British Society of, Inflammatory bowel disease biopsies: updated British Society of Gastroenterology reporting guidelines. J Clin Pathol, 2013. 66(12): p. 1005-26.
10. M'Koma, A.E., Inflammatory bowel disease: an expanding global health problem. Clin Med Insights Gastroenterol, 2013. 6: p. 33-47.