TÁC ĐỘNG CAN THIỆP GIÁO DỤC LÊN KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG PHƠI NHIỄM VỚI MÁU, DỊCH CƠ THỂ CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

Thị Minh Thái Hoàng 1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Improving knowledge of the occupational exposure prevention which is the base for nursing students to have a positive attitude and correct their own behavior in preventing exposure to blood and body fluids. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của can thiệp giáo dục lên kiến thức về dự phòng phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể của sinh viên điều dưỡng chính quy năm cuối trường đại học điều dưỡng Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 182 sinh viên điều dưỡng chính quy năm cuối được lựa chọn ngẫu nhiên, tham gia thảo luận bằng tình huống lâm sàng theo từng nhóm nhỏ và được đánh giá kiến thức cùng bảng hỏi ở 3 thời điểm khác nhau (trước can thiệp, ngay sau can thiệp và sau can thiệp 1 tháng). Kết quả: Điểm trung bình kiến thức về khái niệm và phương thức; chăm sóc sức khỏe cơ bản; biện pháp phòng ngừa; sơ cứu tại chỗ; báo cáo và lập biên bản; đánh giá nguy cơ và nguồn lây; điều trị dự phòng sau phơi nhiễm trước can thiệp lần lượt là 8,38; 8,36; 9,38; 7,84; 8,13; 7,07 và 5,09 điểm và đã tăng lên 9,57; 9,35; 9,87; 9,26; 9,12; 9,67; 9,19 điểm sau can thiệp. Điểm trung bình chung kiến thức trước can thiệp là 7,71 ± 0,71 điểm, ngay sau can thiệp tăng lên 9,22 ± 0,54 điểm và duy trì 9,19 ± 0,65 sau can thiệp 1 tháng, sự khác biệt điểm trước và sau can thiệp đều có ý nghĩa thống kê với p < 0.001. Kết luận: Chương trình can thiệp giáo dục dựa trên tình huống lâm sàng cho sinh viên điều dưỡng năm cuối về phòng ngừa phơi nhiễm với máu, dịch cơ thể đạt hiệu quả tốt và có tính bền vững.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn tiêm an toàn trong các cơ sở khám, chữa bệnh. Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt các Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
2. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. M.I. Alhowaish và các cộng sự. (2017), "Knowledge, attitudes and practices toward prevention of hepatitis B virus infection among medical students at Northern Border University, Arar, Kingdom of Saudi Arabia", Electronic physician. 9(9), 5388-5394.
4. R. Kshirsagar và V. Pande (2020), "Effect of Training on Awareness about Pep against HIV, HBV & HCV, Among Dental and Nursing Students", Journal of American Science and Clinical Research. 8(1), 755-762.
5. H. Sabane, R. Dixit và P. Durge (2011), "Impact of knowledge about Post exposure prophylaxis among nursing students - A cross sectional study ", h e a l t h l i n e. 2(1), 27-30.
6. Dixit Sanjay và các cộng sự. (2010), "Impact of Educational Intervention Measures on Knowledge regarding HIV/ Occupational Exposure and Post Exposure Prophylaxis among Final Year Nursing Students of a Tertiary Care Hospital in Central India", Online Journal of Health & Allied Sciences. 8.
7. F. R. Souza-Borges, L. A. Ribeiro và L. C. Oliveira (2014), "Occupational exposures to body fluids and behaviors regarding their prevention and post-exposure among medical and nursing students at a Brazilian public university", Rev Inst Med Trop Sao Paulo. 56(2), 157-63.
8. Melek Talas (2009), "Occupational exposure to blood and body fluids among Turkish nursing students during clinical practice training: Frequency of needlestick/sharp injuries and hepatitis B immunisation", Journal of clinical nursing. 18(10),1394-403.
9. H. Huang và các cộng sự. (2016), "Occupational exposure among Chinese nursing students: Current status, risking factors and preventive interventions", Original Article. 9, 16578-16586.