ĐẶC ĐIỂM CÁC XÉT NGHIỆM PROTEIN HUYẾT THANH CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định nồng độ CRP, albumin, globulin huyết thanh ở bệnh nhân vảy nến và mối liên quan với mức độ bệnh tại bệnh viện Đại học Y hà Nội năm 2021 Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang; Chọn mẫu thuận tiện các đối tượng phù hợp tiêu chuẩn trong thời gian nghiên cứu. Có 74 đối tượng nhóm nghiên cứu và 74 đối tượng nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ CRP, tỷ lệ CRP/albumin huyết thanh của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm đối chứng, với p <0,001. Nồng độ albumin huyết thanh của nhóm nghiên cứu giảm hơn nhóm đối chứng với p<0,001. Còn nồng độ globulin huyết thanh sự thay đổi không có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm. Giữa tỉ số CAR huyết thanh với mức độ bệnh là liên quan thuận với nhau. Không tìm thấy mối liên quan quan giữa nồng độ Globulin huyết thanh với mức độ bệnh. Kết luận: Ở bệnh vẩy nền, nồng độ CRP, tỷ lệ CRP/ albumin huyết thanh tăng cao so với nhóm đối chứng và có liên quan thuận với mức độ bệnh. Không có sự thay đổi nồng độ globulin ở bệnh nhân. Nồng độ CRP huyết thanh có thể được khuyến cáo sử dụng như một phương tiện hỗ trợ trong việc đánh giá độ nặng của bệnh vảy nến mảng ở bệnh nhân VN.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nồng độ CRP, tỷ lệ CRP/Albumin huyết thanh, nồng độ albumin, nồng độ globulin, bệnh vảy nến
Tài liệu tham khảo
2. Tanaka T., Narazaki M., và Kishimoto T. (2014) IL-6 in Inflammation, Immunity, and Disease. Cold Spring Harb Perspect Biol, 6(10), a016295.
3. Nickoloff B.J. (2007). Cracking the cytokine code in psoriasis. Nat Med, 13(3), 242–244.
4. Worm A.M. và Rossing N. (1977). Transcapillary escape rate of albumin and plasma volume in patients with varying degrees of psoriasis. Br J Dermatol, 97(4), 423–427.
5. Sheikh G., và cộng sự. (2015). Comparison of levels of serum copper, zinc, albumin, globulin and alkaline phosphatase in psoriatic patients and controls: A hospital based casecontrol study. Indian Dermatol Online J, 6(2), 81–83.
6. Gisondi P., Malerba M., Malara G. và cộng sự. (2010). C-reactive protein and markers for thrombophilia in patients with chronic plaque psoriasis. Int J Immunopathol Pharmacol, 23(4), 1195–1202.
7. Staberg B., Worm A.-M., Klemp P. và cộng sự. (1983). Transvascular transport and distribution of fluid and protein in psoriasis. Journal of the American Academy of Dermatology, 8(2), 193–199.
8. Nguyễn Thị Tài Linh, Đặng Văn Em, Vũ Thái Hà (2021) Nồng độ CRP, Albumin và Globulin huyết thanh và mối liên quan với mức độ bệnh vảy nến thông thường. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 509, tháng 12, số 1. tr.151-153.