THỰC TRẠNG KÊ ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BVTW QUÂN ĐỘI 108 NĂM 2019

Thị Lan Anh Trần 1,, Đức Anh Mai 2, Thị Thu Hằng Lê 3
1 Trường Đại học Dược Hà Nội
2 Công ty cổ phần dược phẩm Hải Phòng
3 Văn phòng đại diện công ty TNHH Bayer Việt Nam tại Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính được thăm khám chủ yếu trong điều trị ngoại trú tại các bệnh viện đa khoa ở nước ta. Kê đơn thuốc ngoại trú phù hợp về phác đồ và liều dùng sẽ góp phần đáng kể giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt và giảm tình trạng nhập viện. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích các liệu pháp kê đơn và liều sử dụng trong điều trị ngoại trú bệnh THA tại bệnh viện. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đơn thuốc điều trị ngoại trú được chẩn đoán bệnh tăng huyết áp lưu tại khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108, phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Liệu pháp đa trị liệu là liệu pháp có tỷ lệ điều trị cao nhất (78%) trong tổng số các liệu pháp điều trị và có chi phí trung bình cho một đơn thuốc cao nhất: 364.688 đồng. Đơn thuốc được kê kết hợp 3 nhóm ARB + BB + CCB có tỷ lệ số đơn nhiều nhất, tương ứng 10,05%. Thuốc ramipril là thuốc được kê đơn trị liệu cao nhất. Các nhóm thuốc CCB và ARB có liều PDD/DDD gằn bằng 1, đúng với liều khuyến cáo trong khi nhóm ACE-I có liều kê đơn chưa phù hợp với khuyến cáo. Kết luận: Phần lớn các đơn thuốc trong mẫu nghiên cứu áp dụng kê đơn đa trị liệu. So sánh liều kê đơn với liều DDD có sự khác nhau giữa các nhóm thuốc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội Tim mạch Việt Nam (2018), “Khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp 2018”
2. Phạm Minh Nguyện (2014), “Phân tích thực trạng kê đơn sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp kèm đái tháo đường trên bệnh nhãn điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Quân dân Y Phú Quý năm 2014” Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp 1
3. World Health Organization, “Model List of Essential Medicines 21st List 2019”
4. Maryam Salem Alkaabi1, et al.(2018), “Prescription Pattern of Antihypertensive Drugs: An Experience from a Secondary Care Hospital in the United Arab Emirates” J Res Pharm Pract. 2019 Apr-Jun; 8(2), pp. 92-100.
5. Sang Hyuck Kim, et al. (2019), “Prescribing Patterns of Antihypertensives for Treatment-Naıve Patients in South Korea: From Korean NHISS Claim Data” Int J Hypertens. 2019Aug 25, doi: 10.1155/2019/4735876
6. Oluseyi Adejumo1, Enajite Okaka2, Ikponmwosa Iyawe2 (2017), “Prescription pattern of antihypertensive medications and blood pressure control among hypertensive outpatients at the University of Benin Teaching Hospital in Benin City, Nigeria” Malawi Med J.2017 Jun; 29(2), pp.113-117.