NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN BÁNH NGÔ TRONG CÁC VỤ NGỘ ĐỘC DO BÁNH NGÔ MỐC TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI TỈNH HÀ GIANG TỪ 2006 - 2014

Anh Tuấn Hoàng 1,, Văn Tùng Trần 1, Thanh Bình Nguyễn 1
1 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ năm 2006 đến 2014 trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã xảy ra 23 vụ ngộ độc bánh ngô với 127 người mắc, trong đó có 51 người bị tử vong (tỷ lệ tử vong chung là 40,1%). Các vụ ngộ độc thường xảy ra do ăn bánh làm từ bột để lâu sau ngày thứ 7. Trong số 23 vụ ngộ độc bánh ngô tại Hà Giang có 9 vụ (47 người mắc) đã ăn bánh làm từ bột đã để lâu 11 – 15 ngày; 7 vụ (36 mắc) ăn bánh làm từ bột đã để lâu 7 – 10 ngày. Đặc biệt có 3 vụ (30 người mắc) đã ăn bánh làm từ bột đã để lâu trên 30 ngày. 100% các vụ ngộ độc là do các gia đình sử bánh ngô được chế biến theo quy trình 1, các quy trình chế biến 2, 3 không có trường hợp nào bị ngộ độc.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Văn Giang, Phan Thị Kim và cộng sự (2011), “Đánh giá ô nhiễm Aflatoxin trong lạc, ngô và thử nghiệm biện pháp phòng trừ cho sản phẩm chế biến tại 3 xã huyện Tân Kỳ tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Y học thực hành số 767, tr. 80-84.
2. Sở y tế Hà Giang- Chi cục ATVSTP, “ Báo cáo tình hình ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên giai đoạn 2007 đến 9/2011 tại tỉnh Hà Giang”.
3. Hussein HS, Brael JM (2001), ‘‘Toxicty, metabolism, and impact of mycotoxins on human and animal”, pubmed abtract.
4. INCHEM (2001), Aflatoxin M1,pp. 1-15.
5. John de Vries (1997), ‘‘Food safety and Toxicity”.pp. 2-5.
6. Lancet (1975), ‘‘Hepatitis due to aflatoxicosis. An outbreak in Western India”, PubMed abtract .
7. WHO (2005), ‘‘Impacts of Aflatoxins on Health and nutrition”, Report of an expert group meeting.