ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG BẰNG BUPIVACAIN KẾT HỢP VỚI CÁC LIỀU MORPHIN KHÁC NHAU TRONG PHẪU THUẬT CHẤN THƯƠNG CHI DƯỚI

Đức Phúc Dương 1,, Quyết Thắng Công 2, Quang Thùy Lưu 3
1 Bệnh viện Quân Y 105
2 Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng không mong muốn của GTTS bằng 8mg bupivacain 0.5% kết hợp với 100mcg, 200mcg, 300mcg morphin trong phẫu thuật chấn thương chi dưới tại bệnh viện Quân Y 105 từ tháng 11/2018 đến tháng 04/2019. Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu, có nhóm so sánh. Bệnh nhân được chia vào 03 nhóm ngẫu nhiên: Nhóm I gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,10mg. Nhóm II gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,20mg. Nhóm III gồm 40 bệnh nhân được GTTS bằng bupivacain liều 8mg kết hợp với morphin 0,3mg. Kết quả nghiên cứu: Sự thay đổi về mạch và huyết áp cũng như các thay đổi về hô hấp: SpO2, tần số thở tại các thời điểm nghiên cứu không nhiều, trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa ba nhóm với p > 0,05. Các tác dụng khác như bí tiểu, nôn, rét run, đau đầu không có sự khác biệt giữa 3 nhóm. Kết luận: Liều dùng morphin giảm đau: nên dùng liều 0,3mg vì tác dụng không mong muốn không có sự khác biệt so với liều 0,2mg hay 0,1mg mà tác dụng vô cảm và giảm đau tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Katsuyki Terajima, Hidetaka Onodera, Masao Kobayashi, Hiroko Yamanaka, Takashi Ohno, Swiichi Konuma and Ruo Ogawa (2003). “Effcacy of Intrathecal Morphine for analgesia Following Elective Cesarean Section: comparison with Previous Delivery”, J Nippon Med Sch 70 (4).
2. Apfel C, Roewer N, Korttila K (2002). “How to study postoperative nausea and vomiting”, Acta Anaesthesiol Scand, 46:921-928.
3. Aubrum F, Benhamou D (2000), "Attitude practique pour laprise, en charge de le douleur”, Ann Fr Anesth Réanin 19, pp. 137-157.
4. Suhattaya Boonmak (2007), “Combarison of intrathecal morphin plus PCA and PCA alone for postoperative analgasia after kidney surgery”, Journal of the Medical Association of Thailand. 90(6), pp.1143-1149
5. An Thành Công (2011), "Đánh giá tác dụng giảm đau dự phòng sau mổ tầng bụng trên bằng phương pháp tiêm morphine tủy sống", Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Đỗ Văn Lợi (2007): “Nghiên cứu phối hợp Bupivacain với Morphin hoặc Fentanyl trong gây tê tuỷ sống để mổ lấy thai và giảm đau sau mổ”, Luận văn thạc sỹ y học. Trường đại học Y Hà Nội.
7. Nguyễn Hoàng Ngọc (2010) "Đánh giá tác dụng vô cảm và giảm đau sau mổ trong mổ lây thai của gây tê tủy sống bằng bupivacain kết hợp morphin ở các liều khác nhau”, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phan Anh Tuấn (2008), "Đánh giá tác dụng của Gây tê tủy sống bằng bupivacain kết hợp morphin và bupivacain kết hợp fentanyl trong mổ chi dưới”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y.
9. Michelle Wheeler, Gary M, Oderda (2002). “Adverse events associated with postoperative opioid analgesia: A systematic review”, The Journal of Pain, Volume 3 Number 3:159-180.