ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG VIỆC SỬ DỤNG NHÓM KHÁNG SINH CARBAPENEM TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NINH THUẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh, tình hình sử dụng carbapenem và đánh giá bước đầu can thiệp của dược lâm sàng trong việc sử dụng carbapenem tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả, so sánh hai giai đoạn gồm giai đoạn 1 (trước can thiệp) từ 07/2020 đến 12/2020 và giai đoạn 2 (can thiệp) từ 01/2021 đến 07/2021. Tính hợp lý của kháng sinh được đánh giá dựa vào Hướng dẫn sử dụng kháng sinh Bộ Y Tế 2015; Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận 2017 và The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2020. Kết quả: Ở cả hai giai đoạn, vi khuẩn Gram âm chiếm đa số và có tỷ lệ đề kháng carbapenem cao. Imipenem là kháng sinh trong nhóm carbapenem được chỉ định nhiều nhất. Với can thiệp của dược lâm sàng, tính hợp lý chung về sử dụng kháng sinh tăng lên 70,5%, tối ưu hóa về liều được chấp thuận chiếm 88,1% và tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh chiếm 48,9%. Kết luận: Sau khi có sự can thiệp của dược sĩ lâm sàng, tính hợp lý trong việc sử dụng kháng sinh được cải thiện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Carbapenem, đề kháng kháng sinh, hồi sức tích cực, can thiệp dược lâm sàng
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2020), Quyết định số 5631/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”, Hà Nội.
4. Gilbert D. N., Chambers H. F., Saag M. S., Pavia A. T. (2020), The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy 2020, Antimicrobial Therapy, p. 83-127.
5. Larsson M., Olson L. et al. (2019), “High prevalence of colonisation with carbapenem-resistant Enterobacteriaceae among patients admitted to Vietnamese hospitals: Risk factors and burden of disease”, The Journal of Infection, 79(2), p. 115-122.
6. Versporten A., Zarb P. et al. (2018), “Antimicrobial consumption and resistance in adult hospital inpatients in 53 countries: results of an internet-based global point prevalence survey”, Lancet Glob Health, 6(6), e619-e629.
7. WHO (2020), “2019 antibacterial agents in clinical development: an analysis of the antibacterial clinical development pipeline”, https:// www.who.int/publications/i/item/9789240000193 (Accessed Apr 18th 2022)