KHÁNG SINH ĐỒ VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA CÁC BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Mạnh Hùng Thân 1,2,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết quả kháng sinh đồ và đánh giá kết quả điều trị của các bệnh nhân viêm màng não điều trị tại khoa cấp cứu – Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Đối tượng và phương pháp:42 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán viêm màng não mủ bằng các phương pháp: nhuộm soi, nuôi cấy, PCR điều trị tại khoa cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương (1/2013 – 12/2014). Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu. Kết quả: Kháng sinh đồ: căn nguyên gây bệnh nhạy ceftriaxon là 83,9%, nhạy ampicillin là 93,5%, nhạy meropenem là 100%, nhạy penicillin là 96,6%, nhạy cefepim là 96,4%. Kết quả điều trị: tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân viêm màng não là 7,1%. Thời gian nằm viện điều trị trung bình là 19,11 ngày. Số bệnh nhân phải thở máy chiếm 16,7%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Van de Beek D, De Gans J, Tunkel AR, et al. (2006). Community-acquired bacterial meningitis in adults. N Engl J Med. 354:44-53.
2. Conférence de consensus en thérapeutique anti-infectieuse du 19 novembre 2008 organisée par la Société de pathologie infectieuse de langue française (SPILF) : Prise en charge des méningites bactériennes aiguës communautaires (à l’exclusion du nouveau-né).
3. Nguyễn Thị Hoàng Mai, Ngô Thị Hoa, Trần Vũ Thiếu Nga, e al. (2008). Streptococcus suis meningitis in adults in Vietnam. Clinical Infectious Diseases. (46)5): 659-667.
4. WertheimH.F, Nguyễn Nguyên Huyền, Taylor W, et al. (2009). Streptococcus suis, an important cause of adult bacterial meningitis in northern Vietnam. PloS one, 4(6), e5973.
5. SakataH, SatoY, Nonoyama M, et al. (2010). Results of a multicenter survey of diagnosis and treatment for bacterial meningitis in Japan. Journal of infection and chemotherapy. 16(6), 396-406.