KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ PHÒNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THAI KỲ CỦA CÁC THAI PHỤ ĐẾN KHÁM THAI TẠI KHOA KHÁM BỆNH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2021

Thị Việt Hà Trần 1,, Quang Tuấn Trần 1, Thị Hiếu Phạm1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng kiến thức về phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ của thai phụ đến khám thai tại khoa Khám bệnh Bệnh viện Phụ Sản tỉnh Nam Định năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 60 thai phụ đến khám thai tại khoa Khám bệnh BVPS Nam Định từ 4/2021 đến 6/2021. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, cỡ mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Kết quả: Tỷ lệ thai phụ biết các biện pháp phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ thấp chỉ chiếm trên 50%. Đặc biệt biện pháp kiểm soát cân trong thai kỳ và biện pháp hạn chế sử dụng muối, các chất kích thích là biện pháp rất tốt để giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ nhưng chỉ có 51,7% và 53,3% thai phụ biết. Chỉ có 38,3% thai phụ biết thời điểm xét nghiệm phát hiện đái tháo đường thai kỳ. Kết quả nghiên cứu cho thấy số thai phụ có kiến thức đạt chiếm 43,3%; thai phụ có kiến thức chưa đạt chiếm 56,7%. Điểm trung bình chung kiến thức phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ là 7,43 ± 1,31, thấp nhất là 4 điểm, cao nhất là 16 điểm. Kết luận: Kiến thức phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ còn thấp. Tỷ lệ thai phụ có kiến thức đạt chiếm 43,3%.  Điểm trung bình chung kiến thức phòng bệnh đái tháo đường thai kỳ của các thai phụ là 7,43 ± 1,31. Chỉ có 38,3% thai phụ biết đúng thời điểm xét nghiệm phát hiện đái tháo đường thai kỳ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, Vụ Bảo vệ bà mẹ - trẻ em (2019), Hướng dẫn quốc gia về dự phòng và kiểm soát đái tháo đường thai kỳ.
2. Nguyễn Lê Hương, Đỗ Quan Hà (2014), Tỷ lệ đái tháo đường thai nghén tại khoa khám theo yêu cầu Bệnh viện Phụ sản Trung Ương năm 2012 và một số yếu tố nguy cơ, Tạp chí phụ sản - 12 (2), pp. 108 - 111.
3. Trần Khánh Nga và cộng sự (2019), Nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tập 9, số 6 +7, pp 187 - 194.
4. ACOG Practice Bulletin (2018), Gestional Diabetes Mellitus, Obstet Gynecol, No 180.
5. Nguyen CL, Pham NM, Binns CW, Duong DV, Lee AH (2018), Prevalence of Gestational Diabetes Mellitus in Eastern and Southeastern Asia: A Systematic Review and Meta-Analysis. J Diabetes Res. 2018; 2018:10.
6. Saila B. Koivusalo, et al (2016), Gestational Diabetes Mellitus Can Be Prevented by Lifestyle Intervention: The Finnish Gestational Diabetes Prevention Study (RADIEL). Diabetes Care, 39, 24-30.
7. Siew M.C. (2018), Prevalence and risk factors of gestational diabetes mellitus in Asia: a systematic review and meta- analysis, BMC Pregnancy Childbirth, 2018.
8. WHO (2018), Diagnosis of gestational diabetes in pregnancy, The WHO Reproductive Health Library