NHẬN XÉT MỘT SỐ TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN KHI ĐIỀU TRỊ NGỘ ĐỐC CẤP METHANOL BẰNG ETHANOL ĐƯỜNG UỐNG

Thị Xuân Đặng 1,
1 Trung Tâm Chống Độc - Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số tác dụng không mong muốn khi điều trị ngộ đốc cấp methanol bằng ethanol đường uống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên có 61 bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc cấp methanol điều trị tại Trung tâm chống độc (TTCĐ) Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 10/2016 đến tháng 7/2018 có chỉ định điều trị bằng ethanol 20% theo phác đồ. Kết quả: Tuổi trung bình: 46,7 ± 15 tuổi, nam giới chiếm 93,4%. Ngộ độc đường uống là chủ yếu (98,4%), có 1 bệnh nhânngộ độc đường hô hấp (1,6%). Nồng độ methanol máu cao, trung vị 126 mg/dL. Các tác dụng không mong muốn khi sử dung ethanol đường uống là tình trạng ức chế thần kinh trung ương (18,2%),kích thích thần kinh trung ương (18,2%). Ngoài ra, trên hệ tiêu hóa, tình trạng buồn nôn (31,8%), nôn (10%), tăng transaminase (14,6) là biểu hiện hay gặp. Chỉ có 1 bệnh nhân có biểu hiện viêm dạ dày (1,6%), không có bệnh nhân nào bị xuất huyết tiêu hóa và viêm tụy cấp. Không gặp bệnh nhân nào có biến chứng viêm phổi sặc và hạ đường huyết, rối loạn điện giải. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy các tác dụng không mong muốn chính khi sử dụng Ethanol làm thuốc giải độc đặc hiệu cho bệnh nhân ngộ độc cấp methanol.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đàm Chính, Vũ Xuân Nghĩa, Hà Trần Hưng (2016). Đặc điểm cận lâm sàng chính của bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Tạp chí Y dược học quân sự, 41(4), 172-177.
2. Phạm Như Quỳnh, Lê Đình Tùng, Hà Trần Hưng (2017). Hiệu quả của thẩm tách máu kéo dài trong điều trị bệnh nhân ngộ độc cấp methanol. Tạp chí Sinh lý học Việt Nam, 21(3), 13-20.
3. JacobsenD, Martin K.M, (2014). Methanol and Formaldehyd poisoning.Critical Care Toxicology, 895-901
4. Winchester J.F, (2014). Methanol, Isopropyl Alcohol, Higher Alcohols, Ethylen Glycol, Cellosolves, Acetone and Oxalate.Clinical management of poisoning and drug overdose 3rd edition, 35, 491-505.
5. Barceloux D.G, et al. (2002). American Academy of Clinical Toxicology practice guidelines on the treatment of methanol poisoning. J Toxicol Clin Toxicol, 40(4), 415-46.
6. Wedge M.K, et al. (2012). The safety of ethanol infusions for the treatment of methanol or ethylene glycol intoxication: an observational study. Canadian Association of Emergency Physicians CJEM, 14(5), 283-289
7. Beatty L, et al. (2013). A Systematic Review of Ethanol and Fomepizole Use in Toxic Alcohol Ingestions. Emergency Medicine International, Article ID 63805