TÌNH TRẠNG CĂNG THẲNG, LO ÂU, TRẦM CẢM CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU 2 NĂM ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI ĐẮK LẮK, NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, chúng tôi đã khảo sát 2.582 nhân viên y tế (NVYT) sau 2 năm đại dịch COVID-19, chúng tôi có 1 số kết luận sau. NVYT là nữ (70,8%). Độ tuổi trung bình là 36,8 ± 8,3 tuổi với số năm công tác trung bình là 11,9 ± 7,8. Trình độ chuyên môn: bác sỹ (19,9%), dược sỹ (10,8%), kỹ thuật viên (8,4%), điều dưỡng/hộ sinh (37,2%) và chuyên ngành y tế khác (23,7%), trong đó y tế công lập (91,3%) và y tế tư nhân (8,7%). Tỷ lệ mắc bệnh COVID-19 của NVYT là 47,8%. 57,8% NVYT làm việc ở tuyến đầu. Tỷ lệ NVYT căng thẳng là 23,6%, lo âu là 44,0% và trầm cảm là 30,3%. Mô hình hồi quy đa biến cho thấy đặc điểm tuổi, tuyến đầu phòng chống dịch và nguyên nhân: do thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, do áp lực công việc quá nhiều, bị hội chứng "Burnout", cảm thấy bản thân bị kỳ thị vì làm việc trong môi trường y tế, gặp biến cố vì phải chứng kiến người thân, bạn bè mất vì COVID-19 và gặp biến cố vì người thân mất việc làm có liên quan với tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm (p<0,01). Giới tính nữ có liên quan đến tình trạng lo âu, số năm công tác có liên quan đến tình trạng lo âu và trầm cảm (p<0,01). Nơi làm việc liên quan với các tình trạng căng thẳng (p<0,05), lo âu (p<0,01); trình độ chuyên môn không có liên quan tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm; mắc bệnh COVID-19 liên quan với tình trạng lo âu (p<0,01) và không có liên quan với căng thẳng, trầm cảm; độ tuổi liên quan với tình trạng lo âu (p<0,01) và trầm cảm (p<0,05). Nguyện vọng của NVYT để khắc phục tình trạng căng thẳng, lo âu và trầm cảm: tăng thu nhập hàng tháng (96,0%), cải thiện môi trường làm việc (85,3), được chia sẻ/hỗ trợ công việc (83,5%) và không còn bị kỳ thị (57,0%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Căng thẳng, Lo âu, Trầm cảm, DASS21, Nhân viên y tế, COVID-19, Đắk Lắk
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Ngày 11/3: Số mắc COVID-19 mới tăng lên 169.114 ca; Vĩnh Phúc bổ sung hơn 19.300 F0. https://moh.gov.vn/tin-tong-hop/-/asset_publisher/k206Q9qkZOqn/content/ngay-11-3-so-mac-covid-19-moi-tang-len-169-114-ca-vinh-phuc-bo-sung-hon-19-300-f0. Truy cập ngày 6/4/2022.
3. WHO. Mental health: Strengthening our response. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/mental-health-strengthening-our-response. Accessed on 6 4 2022.
4. Nader Salari , Habibolah Khazaie , Amin Hosseinian-Far et al. The prevalence of stress, anxiety and depression within front-line healthcare workers caring for COVID-19 patients: a systematic review and meta-regression. PMCID: PMC7745176. DOI: 10.1186/s12960-020-00544-1. Accessed on 6 4 2022.
5. Nhan, N., Dinh, L.D., Colebunders, R. et al. "Stress and associated factors among frontline healthcare workers in the COVID-19 epicenter of Da Nang city, Vietnam", Research Square(Version 1), tr. 1-12.
6. Vũ Thị Cúc, Nguyễn Phúc Thành Nhân, Nguyễn Xuân Chi và cộng sự. Tình trạng căng thẳng của nhân viên y tế tại một số bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. Tập 508 Số 2 (2021). DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v508i2.1629. Truy cập ngày 7 4 2022.
7. Lenzo V, Quattropani MC, Sardella A et al. Depression, Anxiety, and Stress Among Healthcare Workers During the COVID-19 Outbreak and Relationships With Expressive Flexibility and Context Sensitivity. Front. Psychol. 12:623033. doi: 10.3389/fpsyg.2021.623033. Accessed on 10 4 2022.
8. Báo Sức khỏe và Đời sống. Cân bằng cảm xúc cho nhân viên y tế sau đại dịch COVID-19. https://suckhoedoisong.vn/can-bang-cam-xuc-cho-nhan-vien-y-te-sau-dai-dich-covid-19-169220411104429041.htm. Truy cập ngày 10/4/2022.
9. Inga Marijanović, Marija Kraljević, Teo Buhovac et al. Use of the Depression, Anxiety and Stress Scale (DASS-21) Questionnaire to Assess Levels of Depression, Anxiety, and Stress in Healthcare and Administrative Staff in 5 Oncology Institutions in Bosnia and Herzegovina During the 2020 COVID-19 Pandemic. Published online 2021 Apr 19. doi: 10.12659/MSM.930812. Accessed on 11 4 2022.