ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN ĐÔNG MÁU Ở BỆNH NHÂN NGỘ ĐỘC CẤP HÓA CHẤT DIỆT CHUỘT KHÁNG VITAMIN K TÁC DỤNG KÉO DÀI BROMADIOLON AND FLOCOUMAFEN

Thị Xuân Đặng 1,, Anh Tuấn Nguyễn 1
1 Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rối loạn đông máu bằng vitamin K1 trong ngộ độc hóa chất diệt chuột kháng vitamin K tác dụng kéo dài bromadiolon và flocoumafen. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 37 bệnh nhân ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột bromadiolon và flocoumafen có rối loạn đông máu điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai từ 6/2020 đến 6/2021. Kết quả: Có 54,1% số bệnh nhân cần dùng vitamin K1 dạng truyền tĩnh mạch để điều trị rối loạn đông máu, liều vitamin K1 thường sử dụng là 60mg/ngày trong 2 ngày đầu. Bệnh nhân có nồng độ bromadiolon > 1000 ng/ml cần dùng vitmin K1 đường tĩnh mạch (81,8%) cao hơn nhóm có nồng độ bromadiolon <1000 ng/ml (58,8%). Liều vitamin K1 uống duy trì khi mới ra viện là 40 mg/ngày. Thời gian cải thiện INR về bình thường là 36 giờ (12-72 giờ). Thời gian điều trị tính theo thời gian bán thải ngắn hơn thời gian điều trị thông thường. Kết quả điều trị bệnh nhân khỏi bệnh 100%, không  để di chứng, quá trình điều trị không có tác dụng phụ nghiêm trọng. Kết luận:.Vitamin K1 hiệu quả tốt trong điều trị ngộ độc hóa chất diệt chuột bromadiolon và flocoumafen. Dựa vào nồng độ hóa chất diệt chuột có thể rút ngắn thời gian điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nathan King et all (2015). Long-Acting Anticoagulant Rodenticide (Superwarfarin) Poisoning: A Review of Its Historical Development, Epidemiology and Clinical Management. Transfusion Medicine Reviews, 8-250.
2. Vanessa MH, CK Ching Albert and Chan Y.W. Bromadiolone toxicokinetics: Diagnosis and treatment implications. Clinical Toxicology. (2008) 46, 703–710. doi:10.1080/15563650701504366.
3. Bộ Y tế. Ngộ độc hoá chất diệt chuột kháng vitamin K. Cổng thông tin điện tử. số 3610.
4. Robert S. Hoffman. Vitamin K1. Manual of Toxicology Emergencies. (2008):506-508.
5. Wai Yan Ng, et al. (2017). Retrospective Study of the Characteristics of Anticoagulant-
6. Nathan King and Tran Minh-Ha. Long-Acting Anticoagulant Rodenticide (Superwarfarin) Poisoning: A Review of Its Historical Development, Epidemiology, and Clinical Managemen. Transfusion Medicine Reviews. (2015):8 - 250. doi:http://dx.doi.org/10.1016/j.tmrv.2015.06.002
7. Sebastien Lefebvre. Poisoning by Anticoagulant Rodenticides in human an animals: Cause and consequence. From Specific Toxic Agents to Novel Rapid and Simplified Techniques for Analysis, 2017,. 2017;doi:http://dx.doi.org/ 10.5772/ intechopen.69955
8. G. Richard Bruno (2000). Long-Acting Anticoagulant Overdose: Brodifacoum Kinetics and Optimal Vitamin K. Annals of emergency medicine, 262-267.