NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIẢM ĐAU CỦA GÂY TÊ MẶT PHẲNG CƠ NGANG BỤNG DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM KẾT HỢP PARACETAMOL SAU PHẪU THUẬT LẤY THAI

Thị Sáu Trần 1, Văn Minh Nguyễn 1,
1 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đau sau phẫu thuật lấy thai (PTLT) có mức độ đau từ vừa đến nặng, điều trị đau không đầy đủ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sản phụ (SP) và trẻ sau sinh. Ngày nay, ứng dụng siêu âm trong gây tê vùng làm có thêm một lựa chọn giảm đau. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của gây tê TAP dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp paracetamol sau PTLT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 120 SP sau PTLT được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Nhóm TAP-Para được giảm đau bằng gây tê TAP kết hợp với paracetamol. Nhóm chứng được giảm đau bằng paracetamol kết hợp diclofenac. Đánh giá đau bằng thang điểm nhìn hình đồng dạng (VAS) trong 1, 2, 4, 6, 8, 12, 18 và 24 giờ và thang điểm hoạt động chức năng (FAS) trong khoảng thời gian từ 1 - 8 giờ, 8 - 16 giờ và 16 - 24 giờ sau PTLT. Giảm đau giải cứu bằng 5 mg morphin tiêm tĩnh mạch chậm khi SP có điểm đau VAS khi nghỉ ngơi ≥ 4 điểm hoặc VAS khi vận động ≥ 5 điểm. Kết quả: Điểm VAS của nhóm TAP-Para thấp hơn nhóm chứng trong khoảng thời gian 4 - 6 giờ đầu sau PTLT, nhưng cao hơn nhóm chứng trong khoảng thời gian từ 12 đến 24 giờ sau PTLT. Điểm FAS từ 1 - 8 giờ của nhóm TAP-Para cao hơn, trong khi từ 8 - 24 giờ thấp hơn so với nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ giảm đau giải cứu của nhóm TAP-Para cao hơn nhóm chứng. Tác dụng không mong muốn của nhóm TAP-Para chiếm tỉ lệ thấp. Kết luận: Sự kết hợp của gây tê TAP dưới hướng dẫn của siêu âm và paracatamol có hiệu quả giảm đau tốt trong 8 giờ đầu sau PTLT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đàm Thị Phương Duy, Nguyễn Văn Minh, Trần Xuân Thịnh (2020), "Nghiên cứu hiệu quả của gây tê khoang cơ vuông thắt lưng bằng levobupivacain 0,25% dưới hướng dẫn siêu âm trong giảm đau đa mô thức sau phẫu thuật lấy thai", Y học cộng đồng, 7, tr. 1 - 81.
2. Abdallah F.W., Halpern S.H., Margarido C.B. (2012), "Transversus abdominis plane block for postoperative analgesia after Caesarean delivery performed under spinal anaesthesia? A systematic review and meta-analysis", British Journal of Anaesthesia, 109(5), pp. 679-87.
3. Carney J., Finnerty O., Rauf J., Bergin D., Laffey J.G., Mc Donnell J.G. (2011), "Studies on the spread of local anaesthetic solution in transversus abdominis plane blocks*", Anaesthesia, 66(11), pp. 1023-30.
4. Johns N., O'Neill S., Ventham N.T., Barron F., Brady R.R., Daniel T. (2012), "Clinical effectiveness of transversus abdominis plane (TAP) block in abdominal surgery: a systematic review and meta-analysis", Colorectal Dis. 14(0), pp. e635-42.
5. Macones G.A., Caughey A.B., Wood S.L., Wrench I.J., Huang J., Norman M., et al. (2019), "Guidelines for postoperative care in cesarean delivery: Enhanced Recovery After Surgery (ERAS) Society recommendations (part 3)", American Journal of Obstetrics & Gynecology, 221(3), pp. 247.e1-9.
6. Marzouk S.B., Bennasr L., Cherni I., Shili A., Touaibia M. (2016), "Ultrasound-guided bilateral transversus abdominis plane block versus spinal morphine for pain relief after caesarean section", Global Anesthesia and Perioperative Medicine, 2(2), pp. 162-5.
7. Meng X., Chen K., Yang C., Li H., Wang X. (2021), "The Clinical Efficacy and Safety of Enhanced Recovery After Surgery for Cesarean Section: A Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Controlled Trials and Observational Studies", Frontiers in Medicine, 8(1242).
8. Lirk P., Berde C.B. (2019), Local Anesthetics, Miller Anesthesia, ed. Ninth, Elsevier, 865-90.