NGHIÊN CỨU KẾT CỤC NỘI VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM ST CHÊNH LÊN CÓ GÁNH NẶNG HUYẾT KHỐI LỚN ĐƯỢC HÚT HUYẾT KHỐI VÀ CAN THIỆP THÌ ĐẦU

Tuấn Anh Nguyễn 1, Thượng Nghĩa Nguyễn 1,, Tuấn Anh Nguyễn 1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hút huyết khối thường quy trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên không đem lại lợi ích trên lâm sàng. Tuy nhiên, kết cục của hút huyết khối trên phân nhóm bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn vẫn chưa được tìm hiểu. Mục tiêu: Đánh giá kết cục nội viện của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn được thực hiện hút huyết khối khi can thiệp mạch vành thì đầu. Phương pháp: Tiến cứu có can thiệp. Kết quả: 147 bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn được chia thành nhóm hút huyết khối + can thiệp (n = 71) và nhóm can thiệp thường quy (n = 76). Tỷ lệ giảm chênh của đoạn ST và chỉ số tưới máu cơ tim TMP = 3 trong nhóm hút huyết khối cao hơn nhóm nhóm chứng có ý nghĩa thống kê. Tử vong nội viện trong nhóm hút huyết khối thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (10,5% so với 1,4%; p = 0,034). Không có sự khác biệt về tỷ lệ đột quị giữa hai nhóm. Kết luận: Hút huyết khối trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên có gánh nặng huyết khối lớn giúp giảm nguy cơ tử vong nội viện và cải thiện sự giảm chênh của đoạn ST và chỉ số tưới máu cơ tim

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Elfekky, E. M., et al. (2021), "Outcome of manual thrombus aspiration for patients undergoing primary PCI for acute STEMI showing large thrombus burden", Egypt Heart J. 73(1), p. 8.
2. Fröbert, O., et al. (2013), "Thrombus aspiration during ST-segment elevation myocardial infarction", N Engl J Med. 369(17), pp. 1587-97.
3. Gibson, C. M., et al. (2000), "Relationship of TIMI myocardial perfusion grade to mortality after administration of thrombolytic drugs", Circulation. 101(2), pp. 125-30.
4. Ibanez, B., et al. (2018), "2017 ESC Guidelines for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation: The Task Force for the management of acute myocardial infarction in patients presenting with ST-segment elevation of the European Society of Cardiology (ESC)", Eur Heart J. 39(2), pp. 119-177.
5. Jolly, S. S., et al. (2015), "Randomized trial of primary PCI with or without routine manual thrombectomy", N Engl J Med. 372(15), pp. 1389-98.
6. Shiraishi, J., et al. (2015), "Clinical impact of thrombus aspiration during primary percutaneous coronary intervention in acute myocardial infarction with occluded culprit", Cardiovasc Interv Ther. 30(1), pp. 22-8.
7. Silva-Orrego, P., et al. (2006), "Thrombus aspiration before primary angioplasty improves myocardial reperfusion in acute myocardial infarction: the DEAR-MI (Dethrombosis to Enhance Acute Reperfusion in Myocardial Infarction) study", J Am Coll Cardiol. 48(8), pp. 1552-9.
8. Singh, M., et al. (2001), "Influence of coronary thrombus on outcome of percutaneous coronary angioplasty in the current era (the Mayo Clinic experience)", Am J Cardiol. 88(10), pp. 1091-6.