KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ 1,5-ANHYDROGLUCITOL Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Vĩnh Niên Lâm 1,, Nguyệt Quỳnh Mai Nguyễn 1
1 Đại học Y Dược TP HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: 1,5-AG là chất phản ảnh tình trạng đường huyết ngắn hạn mà không thể theo dõi được bằng xét nghiệm HbA1c. Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát sự thay đổi nồng độ 1,5-AG ở người bình thường và người ĐTĐ týp 2. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang so sánh với sự thay đổi nồng độ 1,5-Anhydroglucitol giữa 2 nhóm bệnh nhân mắc ĐTĐ (189) và không mắc đái tháo đường (150). Tiến hành tại khoa Sinh hóa – bệnh viên Quân y 175 – thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 2/2020 – 7/2020. Kết quả nghiên cứu: 1,5-AG thấp rõ rệt ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2, nồng độ trung bình là 9,7 ± 7,6µg/ml, so với nhóm người không mắc ĐTĐ là 23,3 ± 8,1µg/ml, thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Trong nhóm bệnh ĐTĐ týp 2, không có sự khác biệt nồng độ 1,5-AG theo giới, nồng độ lần lượt ở nam và nữ là: 9,1 ± 7,7µg/ml, 10,4 ± 7,5µg/ml (p = 0,184). Nồng độ 1,5-AG ở đối tượng không mắc ĐTĐ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi phân theo nhóm tuổi, ở các độ tuổi < 40, 40 – 49, 50 – 59, trên 60 tuổi, nồng độ lần lượt là 17,9±6,0µg/ml, 22,7±7,8µg/ml, 23,3± 7,8µg/ml, 24,0 ± 8,5µg/ml (p=0,111). Kết luận: Định lượng 1,5-AG có khả năng kiểm soát đường huyết, nhất là trong những trường hợp cần đánh giá ngắn hạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. D. R. Whiting (2011), "IDF diabetes atlas: global estimates of the prevalence of diabetes for 2011 and 2030", Diabetes Res Clin Pract. 94(3), 311-21.
2. S. E. Siegelaar (2010), "Glucose variability; does it matter?", Endocr Rev. 31(2), 171-82.
3. D. E. Goldstein (2004), "Tests of glycemia in diabetes", Diabetes Care. 27(7), 1761-73.
4. B. I. Freedman (2010), "Comparison of glycated albumin and hemoglobin A1c concentrations in diabetic subjects on peritoneal and hemodialysis", Perit Dial Int. 30(1), 72-9.
5. W. J. Kim C. Y. Park (2013), "1,5-Anhydroglucitol in diabetes mellitus", Endocrine. 43(1), 33-40.
6. Y. Wang (2012), "A study on the association of serum 1,5-anhydroglucitol levels and the hyperglycaemic excursions as measured by continuous glucose monitoring system among people with type 2 diabetes in China", Diabetes Metab Res Rev. 28(4), 357-62.
7. Quỳnh Hoa Lương (2013), Đánh giá giá trị của fructosamine huyết thanh trong theo dõi hiệu quả điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Luận văn Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. Thị Kim Châu Đoàn, Thị Hồng Nhung Phạm Nguyễn Trọng Phú Trần (2016), "Nghiên cứu thực trạng kiểm soát đường huyết thông qua HbA1C và một số chỉ số khác trên bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại khoa khám bệnh, bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2015 - 2016", Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 8, 144 - 151
9. Y. Wang (2017), "Serum 1,5-anhydroglucitol level as a screening tool for diabetes mellitus in a community-based population at high risk of diabetes", Acta Diabetol. 54(5), 425-431.
10. M. Dworacka H. Winiarska (2005), "The application of plasma 1,5-anhydro-D-glucitol for monitoring type 2 diabetic patients", Dis Markers. 21(3), 127-32.