LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ NT-proBNP HUYẾT THANH VỚI MỘT SỐ THÔNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN BASEDOW NHIỄM ĐỘC HORMON TUYẾN GIÁP

Thất Kha Tôn 1,, Trung Vinh Hoàng 2
1 Bệnh viện Nội tiết Trung ương
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan nồng độ NT-proBNP huyết thanh với một số thông số siêu âm tim ở bệnh nhân (BN) Basedow nhiễm độc hormon tuyến giáp (NĐHMG). Đối tượng và phương pháp: 258 BN Basedow giai đoạn NĐHMTG lứa tuổi 37,0 (27,0-52,0), nữ: 213 (83,6%); nam 45 (17,4%) được xét nghiệm nồng độ NT-proBNP huyết thanh bằng phương pháp điện hóa phát quang (ECLIA) và siêu âm Doppler tim trên máy EPIQ 5G xác định một số chỉ số hình thái và chức năng tim. Kết quả: nồng độ NT-proBNP gia tăng ở BN có tăng đường kính nhĩ trái, đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd), đường kính thất phải, cung lượng tim (CO), phân suất tống máu (EF), áp lực động mạch phổi tâm thu (ALĐMPTT), liên quan có ý nghĩa với tỷ số E/A. Tỷ lệ BN với nồng độ NT-proBNP ở mức 125-2000 pmol/l ở đối tượng tăng đường kính nhĩ trái, thất phải, CO>6 lit/phút, ALĐMPTT ở mức 41-65 mmHg cao hơn so với trường hợp có các chỉ số tương ứng ở mức bình thường. Kết luận: Nồng độ NT-proBNP liên quan có ý nghĩa với một số chỉ số hình thái, chức năng tim trên siêu âm ở BN Basedow giai đoạn NĐHMTG.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Joyce Man, Phil Barnett, Vincent M. Christoffels (2017), “Structure and function of the Nppa-Nppb cluster locus during heart development and disease”, Cellular and Molecular Life Sciences, doi:10.007/s00018-017-2737-0.
2. Richard W. Troughton, A. Mark Richards (2009), “B-Type Natriuretic Peptides and Enchocardiographic Measures of Cardiac Structure and Function”, Cardiovascular Imaging, 2(2), pp. 216-225.
3. Keiko Kato, Hitomi Murakami, Osamu Isozaki, et al. (2009), “Serum Concentrations of BNP and ANP in patients with Thyrotoxicosis”, Endocrine Journal, 56(1), pp. 17-27.
4. Masakazu Kohno, Takeshi Horia, Kenichi Yasunari et al. (1993), “Stimulation of Brain Natriuretic Peptide Release from the Heart by Thyroid Hormone”, Matabolism, 42(8), pp. 1059-1064.
5. A. Aujayeb, J. Dundas (2021), “Heart failure from Thyrotoxicosis due to Graves’ disease”, Acute Medicine, 20(1), pp. 68-73.
6. Ahmed Fallah Allawi, Ferial A. Al-Mahdawi, Abdul-Karim Y. Al-Samerraie (2014), “Study the Effect of Hyperthyroidism on Heart Function by Using BNP as Indicator”, Iraqi Journal of Science, 55(4A), pp. 1541-1546.
7. Cameli C. Sacrneciu, Livia Sangeorzan, Mihaela Popescu et al, (2018), “The Relation of Dependency and the Predictive Potential of Sevaral Factors Possibly Involved in Determining Pulmonary Hypertension in Graves’ Disease”, Pak J Med Sci, 34(3), pp. 583-589.
8. Furquan Mohd Akram Khan, Anannya Mukherji, Shekhar T. Nabar (2016), “Graves’ disease presenting as right heart failure with severe pulmonary ypertension”, Int J Res Med Sci, 4(8), pp. 3636-3639.