TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2, TP. HCM

Hải Hoàng 1, Đức Sĩ Trần 2,
1 Bệnh viện Quận 2, TP Hồ Chí Minh
2 Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: H.pylori có liên quan đến loét tá tràng và dạ dày, có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm H.pylori trên bệnh nhân loét dạ dày tá tràng từ 60 đến 80% tuy nhiên hiệu quả điều trị H.pylori giảm dần từ 90% trong thập kỷ 90 xuống còn 60-70% sau năm 2010. Tỷ lệ này liên quan đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh do người bệnh không tuân thủ điều trị. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt dọc trên 249 bệnh nhân điều trị tiệt trừ H.pylori lần đầu, trên 18 tuổi. Bệnh nhân có kết quả cận lâm sàng (+) sẽ được mời vào nghiên cứu và thu thập các thông tin dân số - xã hội và lâm sàng. Sau khi uống thuốc 2 tuần sẽ tái khám và được đánh giá tuân thủ điều trị. Đánh giá tuân thủ điều trị bao gồm 2 khía cạnh: tuân thủ thuốc và tuân thủ không dùng rượu bia, thuốc lá. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ thuốc, tuân thủ không uống bia rượu - thuốc lá, tuân thủ chung lần lượt là 84,74%, 95,58% và 83,13%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ điều trị và: giới tính nữ (RR=1,16; p=0,011), đi khám với mục đích tầm soát (RR=1,17; p=0,033), có các bệnh kèm theo (RR= 1,17 lần; p=0,012), được tư vấn (RR=1,16 lần; p=0,016), không có tiền sử hút thuốc lá (RR=1,87; p < 0,001) và uống rượu bia (RR=2,27; p < 0,019). Kết luận: Tỉ lệ tuân thủ thấp cho thấy cần cải thiện khâu tư vấn và giáo dục sức khỏe.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Ngọc Quý Huệ, Trần Văn Huy, Nguyễn Thanh Hải (2016) "Viêm dạ dày mạn do Helicobacter Pylori: Hiệu quả tiệt trừ của phác đồ bốn thuốc có BISMUTH (EBMT)". Tạp chí Khoa học tiêu hóa Việt Nam 9, (45):149-158.
2. Lê Thị Xuân Thảo (2016) "Tuân thủ điều trị trong tiệt trừ Helicobater Pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng". Hội nghị KHKT Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 34.
3. Abbasinazari, M., Sahraee, Z., Mirahmadi, M. (2013) "The Patients' Adherence and Adverse Drug Reactions (ADRs) which are Caused by Helicobacter pylori Eradication Regimens". Journal of clinical and diagnostic research : JCDR, 7, (3), pp. 462-466.
4. Lefebvre, M., Chang, H. J., Morse, A., van Zanten, S. V., Goodman, K. J. (2013) "Adherence and barriers to H. pylori treatment in Arctic Canada". International journal of circumpolar health, 72, 22791-22791.
5. Misiewicz, J. J., Harris, A. W., Bardhan, K. D., Levi, S., O'Morain, C., Cooper, B. T., Kerr, G. D., Dixon, M. F., Langworthy, H., Piper, D. (1997) "One week triple therapy for Helicobacter pylori: a multicentre comparative study. Lansoprazole Helicobacter Study Group". Gut, 41, (6), 735-739.
6. O'Connor, J. A., Taneike, I., O'Morain, C. (2009) "Improving compliance with helicobacter pylori eradication therapy: when and how?". Therapeutic advances in gastroenterology, 2, (5), 273-279.
7. Shakya Shrestha, S., Bhandari, M., Thapa, S. R., Shrestha, R., Poudyal, R., Purbey, B., Gurung, R. B. (2016) "Medication Adherence Pattern and Factors affecting Adherence in Helicobacter Pylori Eradication Therapy". Kathmandu Univ Med J (KUMJ), 14, (53), 58-64.
8. Suzuki, T., Matsuo, K., Ito, H., Sawaki, A., Hirose, K., Wakai, K., Sato, S., Nakamura, T., Yamao, K., Ueda, R., Tajima, K. (2006) "Smoking increases the treatment failure for Helicobacter pylori eradication". Am J Med, 119, (3), 217-224.