ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG TỪ 2016 – 2021

Kim Thư Nguyễn 1,2,, Viết Nghĩa Lê 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính nhạy cảm kháng sinh và kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm Burkholderia pseudomallei tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.  Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 79 bệnh nhân được chẩn đoán xác định nhiễm Burkholderia pseudomallei trong thời gian từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 7 năm 2021, tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ nhạy cảm kháng sinh của vi khuẩn B. pseudomallei: 93,2% với imipenem; 96,3% với meronem; 93,3% với ceftazidim; 88,4% với Amo + A.clavulanic; 82,2% với TMP-SMX, 100% với Doxycyclin; 76,2% với Tetracyclin. Tỷ lệ đề kháng có xu hướng tăng: 2,7% với imipenem; 3,7% với meronem; 1,3% với ceftazidim; 9,3% với Amo + A.clavulanic; 16,4% với TMP-SMX; 14,3% với tetracyclin. TMP-SMX không làm giảm tỷ lệ tử vong, thời gian cắt sốt khi phối hợp với kháng sinh đường tĩnh mạch. Tỷ lệ tử vong chung là 11,4%. Thời gian nằm viện trung bình là 26,72 ± 16,20 ngày. Thời gian cắt sốt sau điều trị chủ yếu dưới 7 ngày, chiếm 53,4%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wiersinga WJ, Virk HS, Torres AG, et al. Melioidosis. Nat Rev Dis Primers. 2018;4:17107. doi:10.1038/nrdp.2017.107
2. Nguyễn Quang Huy. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và bước đầu đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do Burkholderia pseudomallei. Luận văn thạc sĩ y học. Published online 2017.
3. Nhung PH, Van VH, Anh NQ, Phuong DM. Antimicrobial susceptibility of Burkholderia pseudomallei isolates in Northern Vietnam. J Glob Antimicrob Resist. 2019;18:34-36. doi:10.1016/ j.jgar.2019.01.024
4. Saiprom N, Amornchai P, Wuthiekanun V, et al. Trimethoprim/sulfamethoxazole resistance in clinical isolates of Burkholderia pseudomallei from Thailand. Int J Antimicrob Agents. 2015;45(5):557-559. doi:10.1016/j.ijantimicag.2015.01.006
5. Wuthiekanun V, Cheng AC, Chierakul W, et al. Trimethoprim/sulfamethoxazole resistance in clinical isolates of Burkholderia pseudomallei. J Antimicrob Chemother. 2005;55(6):1029-1031. doi:10.1093/jac/dki151
6. Chierakul W, Anunnatsiri S, Short JM, et al. Two Randomized Controlled Trials of Ceftazidime Alone versus Ceftazidime in Combination with Trimethoprim-Sulfamethoxazole for the Treatment of Severe Melioidosis. Clinical Infectious Diseases. 2005;41(8):1105-1113. doi:10.1086/444456
7. Churuangsuk C, Chusri S, Hortiwakul T, Charernmak B, Silpapojakul K. Characteristics, clinical outcomes and factors influencing mortality of patients with melioidosis in southern Thailand: A 10-year retrospective study. Asian Pac J Trop Med. 2016; 9(3):256-260. doi:10.1016/ j.apjtm.2016.01.034
8. Currie BJ, Ward L, Cheng AC. The epidemiology and clinical spectrum of melioidosis: 540 cases from the 20 year Darwin prospective study. PLoS Negl Trop Dis. 2010;4(11):e900. doi:10.1371/ journal.pntd.0000900