PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC CHO NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG TIÊU CHUẨN BEERS, TIÊU CHUẨN STOPP/START THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN NGHI LỘC

Thị Nhung Nguyễn 1,, Thị Kim Huyền Hoàng 2, Thị Anh Thơ Trần 3, Ngọc Hoà Nguyễn 4, Hữu Thọ Nguyễn 1
1 Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc
2 Trường Đại học Dược Hà Nội
3 Trường Đại học Y khoa Vinh
4 Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các kê đơn có khả năng không phù hợp trên người cao tuổi theo tiêu chuẩn Beers 2019 và tiêu chuẩn STOPP/START phiên bản 2 tại Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc. Khảo sát mối liên quan giữa các thuốc có khả năng không phù hợp (PIM) và các biến cố bất lợi của thuốc (ADE). Phương pháp: Nghiên cứu (NC) quan sát, tiến cứu. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) ≥ 65 tuổi vào 05 khoa Bệnh viện đa khoa Nghi Lộc. Kết quả: Có 255 BN, tỷ lệ gặp PIM theo Beers và STOPP lần lượt là 45,49% và 48,63%; tỷ lệ gặp thuốc khả năng bị bỏ sót (PPO) theo START là 28,63%. PIM hay gặp là benzodiazepin tác dụng kéo dài và NSAIDs. PPO hay gặp: vitamin D, canxi; thuốc ức chế kết tập tiểu cầu/statin. Yếu tố ảnh hưởng khả năng gặp PIM theo Beers gồm số lượng thuốc trong cả đợt điều trị (≥10 thuốc) với OR=4,116 (p<0,001). Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gặp PIM theo STOPP gồm chỉ số bệnh mắc kèm CCI (1-2 điểm) với OR=2,185 (p=0,043) và số thuốc cả đợt điều trị ≥10 thuốc với OR=4,722 (p<0,001). Có mối liên quan giữa PIM và ADE (p=0,015). Kết luận: Tỷ lệ gặp PIM theo Beers và STOPP lần lượt là 45,49%;48,63%; tỷ lệ gặp PPO theo START là 28,63%. Giảm số lượng thuốc sử dụng có thể là bước đầu tiên để giảm PIM ở bệnh nhân cao tuổi và giúp phòng tránh ADE.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đỗ Thị Tố Quyên (2020), Đánh giá tác động của can thiệp dược lâm sàng lên quá trình kê đơn cho người cao tuổi được đánh giá thông qua công cụ STOPP/START tại Trung tâm Y Tế huyện Thới Bình, Luận văn thạc sỹ dược học, Đại Học Y Dược Thành Phố HCM
2. Vũ Thị Trinh (2017), Phân tích tình hình kê đơn bằng tiêu chuẩn Beers và tiêu chuẩn STOPP/START tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.
3. Demirer Aydemir F., Oncu S., et al. (2021), "Potentially inappropriate medication use in elderly patients treated in intensive care units: A cross-sectional study using 2019 Beers, STOPP/v2 Criteria and EU(7)-PIM List", Int J Clin Pract, 75(11), pp. e14802
4. Fahrni M. L., Azmy M. T., et al. (2019), "Inappropriate prescribing defined by STOPP and START criteria and its association with adverse drug events among hospitalized older patients: A multicentre, prospective study", PLoS One, 14(7), pp. e0219898.
5. Markota M., Rummans T. A., et al. (2016), "Benzodiazepine Use in Older Adults: Dangers Management and Alternative Therapies", Mayo Clin Proc, 91(11), pp. 1632-1639.
6. Motter Fabiane Raquel, et al. (2019), "Pain and Inflammation Management in Older Adults: A Brazilian Consensus of Potentially Inappropriate Medication and Their Alternative Therapies", Frontiers in pharmacology, 10, pp.1408-1408.
7. Perpétuo Carla, Plácido Ana I., et al. (2021), "Prescription of Potentially Inappropriate Medication in Older Inpatients of an Internal Medicine Ward: Concordance and Overlap Among the EU(7)-PIM List and Beers and STOPP Criteria", Frontiers in pharmacology, 12, pp. 676020-676020.
8. Tau Ming Liew, Cia Sin Lee, et al. (2020), "The prevalence and impact of potentially inappropriate prescribing among older persons in primary care settings: multilevel meta-analysis", Age and Ageing, 49(4), pp. 570–579.