ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA LỌC MÁU LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY ĐA TẠNG DO SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Đức Phúc Nguyễn 1,, Phương Trần 1, Xuân Nam Trịnh 1, Văn Thảnh Trần 1
1 Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lâm sàng, cận lâm sàng của lọc máu liên tục trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 32 BN suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, được điều trị lọc máu liên tục  tại khoa HSTC bệnh viện HNĐK Nghệ an  từ 01/2021 đến 09/2021. Kết quả: Có 32 bệnh nhân, 23 nam, 09 nữ, tuổi trung bình 51,6 13,6, sốc nhiễm khuẩn có đường vào đường hô hấp 53 %. Mức độ nặng trước lọc máu điểm APACHE II 20,5  4,2, điểm SOFA 10.6  3.5, số tạng suy 2,71,2. Có 18 (56%) BN thoát sốc, 17 (53%) tử vong. Tỷ lệ sống giữa nhóm bệnh nhân được bắt đầu lọc máu trong vòng 24h sau khi xuất hiện suy đa tạng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm được băt đầu lọc máu muộn hơn ( 61,1 % so với 21,4 %, p<0,05)  Kết luận: Lọc máu liên tục có hiệu quả trong điều trị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn, nên có chiến lược lọc máu liên tục sớm cho bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có suy đa tạng..

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Singer M., Deutschman C.S., Seymour C.W., al e. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016;315(8):801-810.
2. Angus D.C, Van der Poll T. Severe Sepsis and Septic Shock. N Engl J Med. 2013;369(9):840-851.
3. Cecconi M EL, Levy M RA. Sep-sis and septic shock. Lancet. 2018;392(10141):75-87.
4. Vincent J.L., Moreno R., Takala J., al e. The SOFA (Sepsis-related Organ Failure Assessment) score to describe organ dysfunction/failure. On behalf of the Working Group on Sepsis-Related Problems of the European Society of Intensive Care Medicine. Intensive Care Med. 1996; 22(7):707-710.
5. Hoàng Văn Quang (2009), “Nghiên cứu hiệu quả lọc máu liên tục thể tích cao điều trị suy đa tạng trong sốc nhiễm khuẩn”, Tạp chí Y học thực hành, Số 1: 25-29.
6. Nguyễn Xuân Nam (2010),” Đánh giá hiệu quả của lọc máu liên tục trong suy đa tạng do sốc nhiếm khuẩn” Tạp chí Y học Việt nam, Tập 369, số 2: 18-21
7. Lê Thị Diễm Tuyết - Trần Minh Tuấn (2007), “Đánh giá tác dụng của lọc máu liên tục trong điều trị BN suy đa tạng”, Báo cáo chuyên đề hội nghị Hồi sức toàn quốc 4/2007, 39-43.
8. Ronco C , Bellomo R , Ricci Z (2012), “Important of increased ulfiltration volume and impact on mortality: sepsis and cytokine story and the role for CVVH”, EDTNA/ERCA Dialysis Technology Journal Club, (suppl 2): 13-19