ĐẶC ĐIỂM VỀ MẬT ĐỘ XƯƠNG, HÌNH ẢNH X-QUANG, MRI CỦA NGƯỜI BỆNH ĐƯỢC CHẨN ĐOÁN XẸP THÂN ĐỐT SỐNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2018

Trung Kiên Trần 1,, Tiến Bình Nguyễn 2, Hoàng Anh Đặng 2
1 Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Hà Nội
2 Học viện Quân Y, Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích các đặc điểm về mật độ xương, hình ảnh X-Quang, MRI của người bệnh được chẩn đoán xẹp thân đốt sống tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang từ năm 2015 đến 2018. Phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chọn mẫu toàn bộ người bệnh được chẩn đoán xẹp thân đốt sống tại Bệnh viện Đức Giang trong thời gian thu thập số liệu từ năm 2015 đến 2018. Tiến hành thu thập số liệu sử dụng bảng kiểm thu thập số liệu dựa trên hồ sơ bệnh án của người bệnh. Các nhóm biến số chính được thu thập bao gồm các thông tin về đặc điểm nhân khẩu – xã hội học của người bệnh, đặc điểm về mật độ xương (đo lường sử dụng T-Score), vị trí, phân loại, chiều cao đốt sống bị xẹp, góc xẹp thân đốt sống. Kết quả và kết luận: Có 173 đối tượng (tuổi trung bình là 70,2 với 77,8% là nữ giới) được đưa vào trong nghiên cứu, với 195 đốt sống bị xẹp được phát hiện. Trung bình T-Score của nhóm đối tượng nghiên cứu là -3,36 ± 1,21. Vị trí đốt sống bị xẹp phổ biến nhất là L1 và D12. Phần lớn đốt sống bị xẹp hình chêm. Chiều cao trung bình tường trước, tường giữa và tường sau đốt sống bị xẹp lần lượt là 19,41mm, 22,89mm và 27,48mm. Tỷ lệ giảm chiều cao đốt sống bị xẹp so với đốt lành liền kề trung bình là 30,1%. Phần lớn các đốt sống xẹp nhẹ và trung bình (theo phân loại Genant), chiếm lần lượt 42% và 41% số đốt sống bị xẹp. Nghiên cứu cung cấp các thông tin hữu ích hỗ trợ cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị xẹp thân đốt sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ensrud, K.E. and J.T. Schousboe, Vertebral fractures. New England Journal of Medicine, 2011. 364(17): p. 1634-1642.
2. Nguyễn Văn Thạch, Đánh giá kết quả tạo hình đốt sống bằng cement sinh học ở bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương tại Bệnh viện Việt Đức, in Kỷ yếu Hội nghị Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ IX. 2010: Hội Chấn thương chỉnh hình Việt Nam. p. 88-90.
3. Võ Văn Nho và cộng sự, Tạo hình thân đốt sống bằng phương pháp bơm cement sinh học qua da trong điều trị đau do xẹp đốt sống ở bệnh nhân loãng xương, in Hội nghị khoa học thường niên lần thứ VI: Hội nghị loãng xương thành phố Hồ Chí Minh. 2012. p. 25-32.
4. Đỗ Mạnh Hùng, Nghiên cứu ứng dụng tạo hình đốt sống bằng bơm Cêmnt có bóng cho bệnh nhân xẹp đốt sống do loãng xương. 2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
5. Phạm Mạnh Cường và Phạm Minh Thông, Đánh giá hiệu quả của phương pháp tạo hình đốt sống qua da trong điều trị xẹp thân đốt sống bệnh lý. Kỷ yếu các công trình nghiên cứu khoa học Bệnh viện Bạch Mai, 2018: p. 69-70.
6. Trịnh Văn Cường và Nguyễn Quốc Bảo, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị xẹp đốt sống do loãng xương bằng bơm cement sinh học qua cuống. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 2017. 21(6): p. 213-7.
7. Bozkurt, M., et al., Comparative analysis of vertebroplasty and kyphoplasty for osteoporotic vertebral compression fractures. Asian spine journal, 2014. 8(1): p. 27-34.
8. Waterloo, S., et al., Prevalence of vertebral fractures in women and men in the population-based Tromsø Study. BMC musculoskeletal disorders, 2012. 13: p. 3-3.
9. Van Meirhaeghe, J., et al., A randomized trial of balloon kyphoplasty and nonsurgical management for treating acute vertebral compression fractures: vertebral body kyphosis correction and surgical parameters. Spine (Phila Pa 1976), 2013. 38(12): p. 971-83.