NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

Xuân Tĩnh Đỗ 1,, Thị Tám Nguyễn1, Quang Huy Bùi 1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 48 bệnh nhân rối loạn trầm cảm điều trị nội trú tại Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 – 2021 đến tháng 3– 2022. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, cắt ngang. Kết quả: Tất cả bệnh nhân trầm cảm đều có rối loạn giấc ngủ, trong đó 93,8% bệnh nhân bị mất ngủ. Số ngày rối loạn giấc ngủ trong tuần trung bình là 6,38 ± 1,34 ngày. Đa só bệnh nhân bị mất ngủ đầu giấc (40,0 %) và mất ngủ giữa giấc (20%). Thời gian ngủ trung bình mỗi đêm là 4,12 ± 2,39 (giờ). 27,1% bệnh nhân có ác mộng. Chỉ số Pittsburgh là 15,00 ± 2,917. Có mối liên quan giữa thời gian ngủ, chỉ số Pittsburgh với ý tưởng, hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân có mất ngủ, diễn ra hầu như hàn ngày trong tuần, thời lượng ngủ ít và hay gặp ác mộng. Chỉ số Pittsburgh có liên quan tới ý tưởng, hành vi tự sát .

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nutt D., Wilson S., và Paterson L. (2008). Sleep disorders as core symptoms of depression. Dialogues Clin Neurosci, 10(3), 329–336.
2. Asarnow L.D. và Manber R. (2019). Cognitive Behavioral Therapy for Insomnia in Depression, Sleep Med Clin, 14(2), 177–184.
3. American Psychiatry Association (2013). Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (5thed). Arlington: American Psychiatric Publishing. pp. 490-503.
4. Đặng Trần Khang (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan tới rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân trầm cảm, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
5. Bùi Quang Huy, Đỗ Xuân Tĩnh, Đinh Việt Hùng (2016). Rối loạn trầm cảm. Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Vương Thị Thủy (2012), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả TAT ở bệnh nhân rối loạn trầm cảm không loạn thần, Luận văn thạc sĩ y học, Học viện Quân y.
7. Park S.C., Kim J.M., Jun T.Y. và Cộng sự (2013). Prevalence and Clinical Correlates of Insomnia in Depressive Disorders: The CRESCEND Study. Psychiatry Investig, 10(4), 373–381.
8. Leung A.K.C., Leung A.A.M., Wong A.H.C. và Cộng sự (2020). Sleep Terrors: An Updated Review. Curr Pediatr Rev, 16(3), 176–182.
9. Fled G., Denge E., Canba B. và Cộng sự (2021). Sleep terrors-A parental nightmare. Pediatr Pulmonol.
10. McCall W.V. và Black C.G. (2013). The Link Between Suicide and Insomnia: Theoretical Mechanisms. Curr Psychiatry Rep, 15(9), 389.