ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ VITAMIN B1 TRONG MÁU BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Văn Hùng Phạm 1,, Thị Kiều Nguyễn 1
1 Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và Sinh phẩm y tế, Bộ Y tế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm nồng độ vitamin B1 trong máu của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả căt ngang có đối chứng, đánh giá nồng độ huyết tương ở 227 bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu và 231 bệnh nhân thuộc nhóm chứng. Kết quả: Nồng độ thiamin huyết tương ở nhóm bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng. Tỉ lệ giảm thiamin của nhóm nghiên cứu là 84,1%. Không có sự khác biệt về nồng độ thiamin ở nam và nữ cũng như tỉ lệ giảm thiamin. Không có sự khác biệt về nồng độ thiamin ở các nhóm tuổi. Tỉ lệ giảm thiamin có xu hướng giảm dần theo tuổi tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Nồng độ thiamin giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng (45,6 pg/ml so với 63,9 pg/ml)(p<0,001). Tỷ lệ bệnh nhân giảm thiamin nói chung: 84,1%. Không có mối liên quan giữa nồng độ thiamin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 theo giới tính và độ tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alam S, Riaz S, Akhtar M, et al. (2012) “Effect of High Dose Thiamine Therapy on Risk Factors in Type 2 Diabetes”. Journal of Diabetes & Metabolism, pp.1/15-15/15.
2. Hobara R, Ozawa K, Okazaki M, et al. (1981) “Ralationship between thiamine and glucose levels in diabetes mellitus”. Japan J Pharmacol, pp.1098-1100.
3. Daghri N, Alharbi M, Wani K, et al. (2015) “Biochemical changes correlated with blood thiamine and its phosphate esters levels in patiens with diabetes type 1 (DMT1)”. Int J Clin Exp Pathol, 8(10), pp.13483-13488.
4. Alkhalaf A, Klooster A, Oeveren W, e al. (2010) “A Double – Blind, Randomized, Placebo – controlled Clinical Trial on Benfotiamine Treatment in Patients With Diabetic nephropathy”. Diabetes Care, pp.1598-1601.
5. Yuka K, Shirakawa H, Yamane K, et al. (2008). “Prevention of incipient diabetic cardiomyopathy by high-dose thiamine”. The Journal of Toxicological Sciences (J.Toxicol. Sci), 33(4), pp.459-472.
6. Anwar A, Azmi MA, Siddiqui JA, et al (2020). “Thiamine level in type I and type II diabetes mellitus patients: A Comparative study focusing on hematological and biochemical evaluations”. Cureus, 12(5), pp.1/11-11/11.
7. Nguyễn Thu Phương, Hoàng Trung Vinh (2021) Nồng độ thiamin huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2, Nội tiết và Đái tháo đường, no.45 - tr.7-10 - ISSN.1859-4727
8. Nix A, Zirwes R, Bangert V, et al. (2014). “Vitamin B status in patients with type 2 diabetes mellitus with and without incipient nephropathy”. Diabetes Research and Clinical Practice, pp.157- 165.
9. Marrs C (2015). “Diabetes and Thiamine: A Novel treatment opportunity”. Hormones Matter, pp.1/10- 10/10.
10. Esther G, Nanne K (2014). “Thiamine”, Diapedia the living textbook of diabetes, no 8, pp.1/4-4/4.
11. Richard H.Mann, (2018) “Thiamine deficiency and diabetic polyneuropathy”. Compelling evidence for an interrelationship, 10(11), pp.1-19.