TỔN THƯƠNG DẠ DÀY THỰC QUẢN Ở BỆNH NHI GAN MẠN TÍNH CÓ TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
TALTMC ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Ở các trẻ mắc bệnh gan mạn tính, TALTMC là một yếu tố tiên lượng xấu. Nội soi đường tiêu hóa trên không chỉ được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán TALTMC mà còn giúp phân độ búi giãn tĩnh mạch dạ dày-thực quản và phát hiện các tổn thương khác, đánh giá nguy cơ xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân để có các biện pháp điều trị can thiệp và dự phòng. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả loạt ca bệnh được tiến hành tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 7/2019 -10/2020 trên 79 bệnh nhân có bệnh gan mạn tính dưới 18 tuổi, được chẩn đoán TALTMC dựa vào tiêu chuẩn giãn tĩnh mạch thực quản trên nội soi tiêu hóa nhằm đánh giá các tổn thương thường gặp trên nội soi dạ dày thực quản ở trẻ em bị bệnh gan mạn tính có TALTMC. Kết quả nghiên cứu cho thấy 58,2% bệnh nhân gan mạn tính trong độ tuổi 1-5 có TALTMC. Triệu chứng lâm sàng thường gặp gồm lách to 98,7%, gan to 44,3%, giảm tiểu cầu 73,4%; thiếu máu 60,8%, giảm số lượng bạch cầu 15,2% và giảm bạch cầu đa nhân trung tính 12,7% và thay đổi chức năng gan. Mức độ giãn TMTQ trên nội soi tại thời điểm chẩn đoán chủ yếu ở độ I (26,5%) và độ II (46,8%), tỷ lệ búi giãn độ III (15,6%), độ IV (10,2%). Các tổn thương phối hợp khác gồm viêm niêm mạc dạ dày (92,4%), giãn tĩnh mạch phình vị (26,6%), viêm loét hành tá tràng 10,1%. Cần phát hiện, chẩn đoán sớm TALTMC ở bệnh nhân có bệnh gan mạn nhằm giảm tỷ lệ biến chứng và nguy cơ tử vong. Từ khóa: Tăng áp lực tính mạch cửa, giãn tĩnh mạch thực quản, bệnh gan mạn tính
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Garcia-Tsao G, Abraldes JG, Berzigotti A, Bosch J. Portal hypertensive bleeding in cirrhosis: Risk stratification, diagnosis, and management: 2016 practice guidance by the American Association for the study of liver diseases: Garcia-Tsao et al. Hepatology. 2017;65(1):310-335.
3. Đoàn Thị Lan. Nghiên cứu căn nguyên và giá trị của một số chỉ số trong chẩn đoán và tiên lượng tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở trẻ em. Luận văn Thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2018.
4. Imanieh MH, Dehghani SM, Khoshkhui M, Malekpour A. Etiology of Portal Hypertension in Children:A Single Center’s Experiences. Middle East J Dig Dis. 2012;4(4):206-210.
5. Kleinman R, Sanderson I, Goulet O. Walker’s Pediatric Gastrointestinal Disease. Vol Gastrointestinal Endoscopy. PMPH-USA; 2008; 1259-1348
6. Hussain F, Karim AB, Matin A, Sultana K, Anwar SA. Portal Hypertension: 2 years Experience in Department of Pediatric Gastroenterology and Nutrition, at a Tertiary Care Hospital, Bangladesh. Journal of Shaheed Suhrawardy Medical College. 2016;8(1):26-29.
7. Simbrunner B, Beer A, Wöran K, et al. Portal hypertensive gastropathy is associated with iron deficiency anemia. Wien Klin Wochenschr. 2020;132(1):1-11.
8. Mahajan A, Ghildiyal RG, Karnik P. Clinicopathological Correlation of Portal Hypertension in Children and Management Strategies. Int J of Biomed & Adv Res. 2018;9(2):70-75.
9. Lee CH, Lee JH, Choi YS, et al. [Natural history of gastric varices and risk factors for bleeding]. Korean J Hepatol. 2008;14(3):331-341.
10. Sahin A, Artas H, Tunc N, Yalniz M, Bahcecioglu IH. Hematological Indices in Portal Hypertension: Cirrhosis versus Noncirrhotic Portal Hypertension. J Clin Med. 2018;7(8).