ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SỚM BỆNH NHÂN SAU MỔ THAY KHỚP HÁNG BÁN PHẦN DO CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Đình Phương Phạm 1,, Thị Kim Liên Nguyễn 1,2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sự gia tăng tuổi thọ trong vài thập kỷ qua dẫn đến tăng đáng kể các ca gãy cổ xương đùi và liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi. Phẫu thuật thay khớp háng bán phần cho bệnh nhân cao tuổi trở nên phổ biến hiện nay. Phục hồi chức năng sớm đóng vai trò hết sức quan trọng giúp bệnh nhân giảm phù nề, giảm đau, tránh được các biến chứng, sớm lấy lại tầm vận động và chức năng của chi thể, giúp bệnh nhân đạt được độc lập trong cuộc sống hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của nghiên cứu là phân tích sự ảnh hưởng của phục hồi chức năng sớm đối với đau, khả năng vận động, đi lại và biến chứng của bệnh nhân cao tuổi sau thay khớp háng bán phần trong giai đoạn hồi phục tại bệnh viện và sau 1 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 35 bệnh nhân trên 70 tuổi thay khớp háng bán phần một bên do chấn thương tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong năm 2021, được chia thành hai nhóm can thiệp và nhóm đối chứng. Đây là một nghiên cứu tiến cứu, can thiêp có đối chứng. Kết quả: Nhóm tập phục hồi chức năng sớm cải thiện hơn nhóm chứng về chức năng khớp háng và tổng điểm Harris với p< 0.05 tại thời điểm sau mổ 1 tuần, tương đương nhóm chứng về mức độ đau, khả năng đi lại thời điểm 1 tuần. Tương đương với nhóm chứng về mức độ đau, khả năng đi lại, chức năng khớp háng và điểm Harris thời điểm 1 tháng sau mổ với p>0.05. Không có sự khác biệt về tỉ lệ mắc các biến chứng sau mổ. Kết luận: Tập phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân sau mổ thay khớp háng bán phần do chấn thương giúp bệnh nhân đạt chức năng khớp háng tốt, giảm các biến chứng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alexiou KI, Roushias A, Varitimidis SE, Malizos KN. Quality of life and psychological consequences in elderly patients after a hip fracture: a review. Clin Interv Aging. 2018;13:143-150. doi:10.2147/CIA.S150067
2. Al-Ani AN, Samuelsson B, Tidermark J, et al. Early Operation on Patients with a Hip Fracture Improved the Ability to Return to Independent Living: A Prospective Study of 850 Patients. JBJS. 2008;90(7):1436-1442. doi:10.2106/JBJS.G.00890
3. Yoo JI, Ha YC, Lim J young, Kang H, Yoon BH, Kim H. Early Rehabilitation in Elderly after Arthroplasty versus Internal Fixation for Unstable Intertrochanteric Fractures of Femur: Systematic Review and Meta-Analysis. J Korean Med Sci. 2017;32(5):858-867. doi:10.3346/jkms.2017.32.5.858
4. Rapp, K., Rothenbacher, D., Magaziner, J., Becker, C., Benzinger, P., König, H. H., ... & Büchele, G. Risk of nursing home admission after femoral fracture compared with stroke, myocardial infarction, and pneumonia. Journal of the American Medical Directors Association.2015; 16(8), 715-e7.
5. Baer M, Neuhaus V, Pape HC, Ciritsis B. Influence of mobilization and weight bearing on in-hospital outcome in geriatric patients with hip fractures. SICOT-J. 2019. 5:4. doi:10.1051/sicotj/2019005
6. INTISO, Domenico, et al. Survival and functional outcome in patients 90 years of age or older after hip fracture. Age and ageing, 2009; 38.5: 619-622.
7. Siu, A. L., Penrod, J. D., Boockvar, K. S., Koval, K., Strauss, E., & Morrison, R. S. Early ambulation after hip fracture: effects on function and mortality. Archives of internal medicine.2006; 166(7), 766-771.