THỰC TRẠNG THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮC Ở SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc (TMHCNNS) đặc trưng bởi hồng cầu có kích thước nhỏ và nhạt màu hơn bình thường, phát hiện sớm bệnh sẽ hỗ trợ cho quá trình điều trị cũng như phòng trị. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ thiếu máu TMHCNNS ở sinh viên năm nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (ĐHYDCT) năm 2021. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1701 sinh viên năm nhất đang học tại trường ĐHYDCT. Mẫu máu của sinh viên được tiến hành kỹ thuật tổng phân tích tế bào máu ngoại vi tại Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Trường ĐHYDCT. Kết quả: Trong 1701 mẫu, tỷ lệ TMHCNNS chiếm 13%. Tỷ lệ bệnh ở nhóm <20 tuổi cao (65,3%) (p=0,113); giới tính: nữ (65,8%) có tỷ lệ mắc gần gấp đôi nam (34,2%) (p=0,018), khóa 47 chiếm tỷ lệ rất cao (83,1%) so với khóa 35 (16,9%) (p=0,182). Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (85,8%) (p=0,184), đa số là sinh viên đến từ các tỉnh khác Cần Thơ (88,1%) (p=0,212). Đa số các chỉ số có sự thay đổi so với bình thường, có 60,3% bất thường chỉ số MCV, 100% bất thường chỉ số MCH. Kết luận: Tỷ lệ TMHCNNS ở mức thấp nhưng cần thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác, từ đó có biện pháp can thiệp, phòng ngừa và điều trị sớm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, sinh viên năm nhất, Trường ĐHYDCT
Tài liệu tham khảo
2. Abdullah W.M, et al (2021), Diagnosis and Differentiation of Hypochromic Microcytic Anemia among Elementary School Children in Ranya District, Journal of Advanced Laboratory Research in Biology, 12(1), pp. 1-9.
3. Trần Quỳnh Duyên (2018), Nghiên cứu nguyên nhân và đặc điểm cận lâm sàng hồng cầu nhỏ nhược sắc tại bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2018, Luận văn bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
4. Hanan A.F., et al (2014), Effect of Microcytic Hypochromic Anemia and Parasitic Infestations on Stature in Adolescents, The Egyptian Journal of Hospital Medicine, 55, pp. 175-183.
5. Shiang Y.W., et al (2020), Microcytic to hypochromic ratio as a discriminant index of thalassaemia trait in subjects with hypochromic anaemia, Malays J Pathol, 42(2), pp. 195-201.
6. Seyed M.B.H.S, et al (2019), Alpha‐globin gene mutation spectrum in patients with microcytic hypochromic anemia from Mazandaran Province, Iran, J Clin Lab Anal, 34.
7. Vaikam H.S., et al (2006), Genotyping of alpha-thalassemia in microcytic hypochromic anemia patients from North India, J Appl Genet, 47(4), pp. 391-395.
8. WHO (2011), Haemoglobin concentrations for the diagnosis of anaemia and assessment of severity, WHO/NMH/NHD/MNM/11.1.
9. Zeynep K., et al (2015), Evaluation of Alpha-Thalassemia Mutations in Cases with Hypochromic Microcytic Anemia: The İstanbul Perspective, Turk J Hematol, 32, pp. 344-350.