KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền điều trị bệnh Loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: 100% bệnh nhân sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong đó 51,4% bệnh nhân được điều trị kết hợp với Y học hiện đại. Điều trị bằng Y học hiện đại: 72,0% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế hủy xương (Calcitonin 67,6%, Bisphosphonat 5,4%) và 48,6% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin (kết hợp Calci và vitamin D 27,0%, Calci hoặc vitamin D: 10,8%). Điều trị theo Y học cổ truyền: 93,1% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; thuốc thang được sử dụng nhiều nhất (100%), dạng cao (79,2%), dạng hoàn (75,0%) và dạng chè được sử dụng ít nhất 33,3%. Các bệnh nhân sau điều trị có mức độ đau theo thang điểm VAS giảm so với thời điểm vào viện (p < 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phương pháp điều trị, Loãng xương
Tài liệu tham khảo
2. Lê Anh Thư. Điều trị theo mục tiêu, xu hướng mới trong điều trị Loãng xương. Hội nghị Khoa học thường niên lần XII- TP Quy Nhơn, Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh; 2019.
3. International Osteoporosis Foundation. Epidemiology, costs & burden of osteoporosis in 2013, Viet Nam. The Asia- Pacific regional audit. Published online 2013:119-123.
4. Jongseok Lee, Sungwha Lee, Sungok Jang, Ohk Hyun Ryu. Age-Related Changes in the Prevalence of Osteoporosis according to Gender and Skeletal Site: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2008-2010. Endocrinol Metab (Seoul). 2013;28(3):180-191. doi:10.3803/EnM.2013.28.3.180
5. R.Zhang, Z.G.Liu, C.Li, et al. Du-Zhong (Eucommia ulmoides Oliv.) cortex extract prevent OVX-induced osteoporosis in rats. Bone. 2009;
45(3):553-559. doi:10.1016/j.bone.2008.08.127
6. Sözen T, Lale Özışık, Nursel Çalık Başaran. An overview and management of osteoporosis. Eur J Rheumatol. 2017;4(1):46-56. doi:10.5152/eurjrheum.2016.048
7. S. Tomašević-Todorović, Atina Vazic, A. Issaka, F. Hanna. Comparative assessment of fracture risk among osteoporosis and osteopenia patients: a cross-sectional study. Open Access Rheumatology : Research and Reviews. 2018;10:61-66. doi:10.2147/OARRR.S151307
8. Zhen-Yu Shi, Xin-Gen Zhang, Chun-Wen Li, Kang Liu, Bo-Cheng Liang, Xiao-Lin Shi. Effect of Traditional Chinese Medicine Product, QiangGuYin, on Bone Mineral Density and Bone Turnover in Chinese Postmenopausal Osteoporosis. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2017;2017. doi:10.1155/2017/6062707