KHẢO SÁT PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y HỌC HIỆN ĐẠI ĐIỀU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG TẠI KHOA LÃO BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƯƠNG

Thị Thanh Tú Nguyễn 1, Thanh Thủy Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát phương pháp Y học hiện đại và Y học cổ truyền điều trị bệnh Loãng xương tại Khoa Lão Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Thiết kế nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang được thực hiện trên 72 bệnh nhân bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thời gian thực hiện từ 6/2019 – 6/2020. Kết quả: 100% bệnh nhân sử dụng phương pháp Y học cổ truyền trong đó 51,4% bệnh nhân được điều trị kết hợp với Y học hiện đại. Điều trị bằng Y học hiện đại: 72,0% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc ức chế hủy xương (Calcitonin 67,6%, Bisphosphonat 5,4%) và 48,6% bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin (kết hợp Calci và vitamin D 27,0%, Calci hoặc vitamin D: 10,8%). Điều trị theo Y học cổ truyền: 93,1% bệnh nhân được điện châm và xoa bóp bấm huyệt; thuốc thang được sử dụng nhiều nhất (100%), dạng cao (79,2%), dạng hoàn (75,0%) và dạng chè được sử dụng ít nhất 33,3%. Các bệnh nhân sau điều trị có mức độ đau theo thang điểm VAS giảm so với thời điểm vào viện (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Bay, Lê Ngọc Thanh, Lê Bảo Lưu. Hiệu quả của thuốc y học cổ truyền trong điều trị loãng xương. Y học TP Hồ Chí Minh. 2013;17(Phụ bản 1):255-261.
2. Lê Anh Thư. Điều trị theo mục tiêu, xu hướng mới trong điều trị Loãng xương. Hội nghị Khoa học thường niên lần XII- TP Quy Nhơn, Hội Loãng xương TP Hồ Chí Minh; 2019.
3. International Osteoporosis Foundation. Epidemiology, costs & burden of osteoporosis in 2013, Viet Nam. The Asia- Pacific regional audit. Published online 2013:119-123.
4. Jongseok Lee, Sungwha Lee, Sungok Jang, Ohk Hyun Ryu. Age-Related Changes in the Prevalence of Osteoporosis according to Gender and Skeletal Site: The Korea National Health and Nutrition Examination Survey 2008-2010. Endocrinol Metab (Seoul). 2013;28(3):180-191. doi:10.3803/EnM.2013.28.3.180
5. R.Zhang, Z.G.Liu, C.Li, et al. Du-Zhong (Eucommia ulmoides Oliv.) cortex extract prevent OVX-induced osteoporosis in rats. Bone. 2009;
45(3):553-559. doi:10.1016/j.bone.2008.08.127
6. Sözen T, Lale Özışık, Nursel Çalık Başaran. An overview and management of osteoporosis. Eur J Rheumatol. 2017;4(1):46-56. doi:10.5152/eurjrheum.2016.048
7. S. Tomašević-Todorović, Atina Vazic, A. Issaka, F. Hanna. Comparative assessment of fracture risk among osteoporosis and osteopenia patients: a cross-sectional study. Open Access Rheumatology : Research and Reviews. 2018;10:61-66. doi:10.2147/OARRR.S151307
8. Zhen-Yu Shi, Xin-Gen Zhang, Chun-Wen Li, Kang Liu, Bo-Cheng Liang, Xiao-Lin Shi. Effect of Traditional Chinese Medicine Product, QiangGuYin, on Bone Mineral Density and Bone Turnover in Chinese Postmenopausal Osteoporosis. Evidence-Based Complementary and Alternative Medicine. 2017;2017. doi:10.1155/2017/6062707