KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TỰ KHÁM VÚ CỦA PHỤ NỮ 18-60 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Minh Phương Nguyễn 1,, Thị Kim Định Lê 2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phương pháp tự khám vú (TKV) được khuyến khích thực hiện để phát hiện sớm ưng thư vú giai đoạn sớm và làm giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ kiến thức, thực hành tốt về tự khám vú và yếu tố liên quan của phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020. Phỏng vấn trực tiếp kiến thức, thực hành tự khám vú và một số yếu tố liên quan. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: tỷ lệ kiến thức và thực hành tốt về tự khám vú lần lượt là 22,0% và 18,2%. Kiến thức tự khám vú tốt hơn ở phụ nữ là công chức viên chức, học vấn từ trung học phổ thông trở lên, phụ nữ dưới 2 con và có tìm hiểu thông tin về ung thư vú với p<0,05. Yếu tố liên quan đến thực hành tự khám vú gồm 2 yếu tố là tình trạng hôn nhân và kiến thức tự khám vú, trong đó, thực hành tốt ở nhóm sống độc thân và kiến thức tự khám vú tốt cao hơn nhóm còn lại 3,104 lần (KTC 95% 1,212-7,948) và 4,57 lần (KTC 95% 2,039-10,243). Kết luận: Kiến thức và thực hành tự khám vú ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ khá thấp. Các yếu tố cần chú ý trong can thiệp tăng cường kiến thức, thực hành tự khám vú là học vấn thấp, thiếu tiếp cận thông tin về ung thư vú, phụ nữ sinh nhiều con.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Vũ (2008), “Một số yếu tố liên quan đến hành vi tự khám vú tại nhà ở phụ nữ độ tuổi 15-49 tại Xã Hưng Đạo Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Y tế công cộng, tập 11 (11), trang 38-43.
2. Võ Thị Ngọc Hà (2016), “Nghiên cứu thực hành tự khám vú của phụ nữ và các yếu tố liên quan”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 20 (5), tr. 244-252.
3. Phạm Cẩm Phương (2017), "Đánh giá kết quả tư vấn khám sàng lọc và phát hiện sớm ung thư vú ở nữ giới tại thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận", Tạp chí y học Việt Nam, Tập 1, tr. 41-45.
4. Phạm Thúy Quỳnh (2020), “Kiến thức, thực hành tự khám vú của phụ nữ phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội”, Nghiên cứu khoa học khoa học điều dưỡng, tập 3 (2), tr. 14-22
5. Trần Văn Thuấn, Bùi Diệu, Nguyễn Bá Đức và cộng sự (2012), “Gánh nặng bệnh ung thư và chiến lược phòng chống ung thư quốc gia đến năm 2020”, Tạp chí Ung thư học - Hội thảo quốc gia phòng chống ung thư lần thứ 16 tháng 10 năm 2012, Số 1 (2012).
6. Do Quang Tuyen, Truong Viet Dung and et all (2019), “Breast Self-Examination: Knowledge and Practice Among Female Textile Workers in Vietnam”, Cancer Control, Vol 26, p 1-7.
7. Donnelly, TT, Khater, AH, Al-Bader, SB (2014). Factors that influence awareness of breast cancer screening among Arab women in Qatar: results from a cross sectional survey. Asian Pac J Cancer Prev. 2014;15(23):10157–10164.
8. Hackshaw AK, Paul EA (2003). Breast self-examination and death from breast cancer: a meta-analysis. Br J Cancer 2003; 88:1047.
9. Salman AA, Abass BR (2015), Breast Cancer: Knowledge, Attitudes and Practices of Female Secondary School teachers and Students in Samarra City, Iraqi Journal of Cancer and Medical Genetics, Vol 8 (1), pp, 52-59.
10. Thomas DB, Gao DL, Ray RM, et al (2002). Randomized trial of breast self-examination in Shanghai: final results. J Natl Cancer Inst 2002; 94:1445.