BÁO CÁO NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP: BỆNH LÝ MOYA MOYA

Đức Hạ Hoàng 1,2,, Phan Ninh Trần 3, Thị Tuyết Nga Nguyễn 4
1 Trường Đại học Y dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Hải Phòng
3 Bệnh viện Nhi Trung Ương
4 Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Giới thiệu ca bệnh: Trong báo cáo này, chúng tôi giới thiệu một trường hợp trẻ nam 12 tuổi với biểu hiện lâm sàng: trẻ đột ngột yếu nửa người trái, không co giật, không sốt, không nôn, đại tiểu tiện tự chủ. Chụp cắt lớp vi tính (CLVT) sọ não không tiêm thuốc cản quang thấy xuất hiện một vài ổ giảm tỷ trọng không đồng nhất ở chất trắng dưới vỏ thuỳ đỉnh phải và chất trắng quanh não thất bên hai bên. Chụp cộng hưởng từ (CHT) có tiêm thuốc đối quang từ thấy xuất hiện ổ nhồi máu cấp tính ở thùy đỉnh phải, một vài ổ nhồi máu não cũ chất trắng quanh não thất bên hai bên, vùng chẩm phải và hình ảnh hẹp động mạch cảnh trong hai bên do bệnh lý Moyamoya. Kết luận: Bệnh lý Moya Moya là một bệnh lý mạch máu não hiếm gặp, cần gợi ý bệnh lý này đối với những trẻ em có cơn đau đầu tái phát, dùng thuốc thông thường không thuyên giảm, có thể có yếu chi kèm theo. Chụp CLVT hoặc CHT mạch não hoặc chụp mạch não số hoá xoá nền (DSA) giúp chẩn đoán xác định bệnh lý Moya Moya, từ đó có thể lập kế hoạch điều trị phù hợp cho bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Minh Trí, Trần Quyết Tiến (2014). Kết quả điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch não. Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18 (6): 398-402.
2. Baba T, Houkin K, Kuroda S (2008). Novel epidemiological features of moyamoya disease. J Neurol Neurosurg Psychiatry;79(8): 900–4.
3. Hishikawa T, Sugiu K, and Date I(2016). Moyamoya Disease: A Review of Clinical Research. Acta Med. Okayama, 70 (4): 229-236.
4. Lim M, Cheshier S, Steinberg G (2006). New vessel formation in the central nervous system during tumor growth, vascular malformations, and Moyamoya. Curr Neurovasc Res. 2006;3(3): 237–45.
5. Lutterman J, Scott M, Nass R, and Geva T (1998). Moyamoya syndrome associated with congenital heart disease. Pediatrics; 101 (1): 57–60.
6. Scott RM, Smith ER (2009). Moyamoya disease and moyamoya syndrome”. N Eng J Med.;360(12): 1226–37.
7. Smith JL (2009). Understanding and treating moyamoya disease in children. Neurosurg Focus.;26(4): E4
8. Vernet O, Montes JL, O'Gorman AM, Baruchel S, and Farmer JP (1996). Encephaloduroarterio-synangiosis in a child with sickle cell anemia and moyamoya disease. Pediatric Neurology; 14(3): 226–230.