ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA POLYP DÂY THANH TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH

Văn Tỉnh Phạm 1,, Thị Hồng Yến Nguyễn 1, Thị Nhi Trần 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng của polyp dây thanh tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 38 bệnh nhân được chẩn đoán xác định là polyp dây thanh tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 10 năm 2021. Kết quả: Polyp dây thanh gặp chủ yếu ở lứa tuổi 20 - 60 tuổi (89,5%). Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam 1,53/1. Viêm mũi xoang, viêm họng, viêm amydan mạn tính, trào ngược họng - thực quản là yếu tố thuận lợi. Khàn tiếng là triệu chứng chính ở 100% bệnh nhân và có khi là duy nhất ở một số bệnh nhân. Kết luận: Nghiên cứu bước đầu đánh giá đặc điểm về lâm sàng của polyp dây thanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tăng Xuân Hải (2006), “Nhận xét lâm sàng, mô bệnh học của polyp dây thanh và ảnh hưởng đến đặc trưng bệnh lý của chất thanh”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa II- Đại học Y Hà Nội. Tr 18, 76-77.
2. Nguyễn Khắc Hòa, Trần công Hòa và cộng sự (2006), “Các tổn thương lành tính dây thanh, nhận xét qua 315 trường hợp được phẫu thuật tại khoa Thanh học - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương ", Y học thực hành Tr 2 – 6.
3. Vũ Toàn Thắng (2009), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học một số khối u lành tính của dây thanh”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Y học – Đại học Y Hà Nội.Tr 19 - 22, 55 - 68.
4. Nguyễn Tuyết Xương (2004), “Nghiên cứu tình hình u lành tính dây thanh và đánh giá kết quả vi phẫu qua phân tích ngữ âm”, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội. Tr 55 - 65
5. Kawase N., Sawashima M., Hirose H.… (1982), “A statistical study of vocal cord nodule, vocal cord polyp and polypoid vocal cord, with special reference to the physical and social histories of patients ”. Ann. Bull Rilp.Ho.16, pp: 235-245.
6. Sakae FA., Sasaki F., Sennes LU. (2004), “Vocal fold polyps and cover minimum structural alterations: associated injuries” Rev. Bras. Otorhinolaryngol. Vol 70 no. 6. Saox Paulo, pp: 1- 6.