NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH THAY VAN ĐỘNG MẠCH CHỦ BẰNG VAN SINH HỌC KHÔNG GỌNG FREEDOM SOLO TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Thanh Nam Phan 1,, Trường Giang Nguyễn 2, Đức Hùng Dương 1
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân có chỉ định thay van động mạch chủ bằng van sinh học không gọng Freedom Solo. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu các trường hợp được phẫu thuật thay van động mạch chủ bằng van sinh học không gọng Freedom Solo tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2022. Kết quả: Có 53 bệnh nhân, tuổi trung bình 62,8 ± 6,1 tuổi, nam giới chiếm 67,9%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau ngực (60,4%),  triệu chứng ngất xuất hiện ở 9,4% bệnh nhân. Phân độ suy tim theo NYHA trước mổ hầu hết thuộc nhóm NYHA II (73,6%) và NYHA III (22,6%); Bệnh lý phối hợp thường gặp nhất là tăng huyết áp (39,6%), đái tháo đường type II (5,7%) và tai biến mạch não cũ (3,8%). 17% bệnh nhân thiếu máu từ nhẹ đến vừa; 5,7% bệnh nhân có rung nhĩ trước mổ. Siêu âm tim cho thấy hình thái tổn thương chủ yếu là hẹp nặng và hẹp hở van (83%); phì đại thất trái nhiều với chỉ số khối lượng thất trái trung bình là 167,8 ± 59,6 g/m2; chênh áp trung bình qua van cao (49,6 ± 25,4 mmHg). 20,8% bệnh nhân nghiên cứu có phân suất tống máu thất trái trước mổ giảm mức độ vừa (30% < LVEF <50%). Kết luận: Bệnh nhân với bệnh lý van động mạch chủ được phẫu thuật thay van sinh học không gọng Freedom Solo thường đến viện khi đã có triệu chứng và phì đại thất trái mức độ nhiều.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Stefanelli G., Pirro F., Olaru A., et al. (2018). Long-term outcomes using the stentless LivaNova-Sorin Pericarbon Freedom TM valve after aortic valve replacement †. Interact Cardiovasc Thorac Surg, 27(1), 116–123.
2. Wollersheim L.W., Li W.W., Bouma B.J., et al. (2015). Aortic Valve Replacement With the Stentless Freedom SOLO Bioprosthesis: A Systematic Review. The Annals of Thoracic Surgery, 100, 1496–1504.
3. Nishimura R.A., Otto C.M., Bonow R.O., et al. (2014). 2014 AHA/ACC guideline for the management of patients with valvular heart disease : A report of the american college of cardiology/american heart association task force on practice guidelines. Circulation, 129(23).
4. Andrade M., Saraiva F., Amorim M.J., et al. (2018). Hemodynamic and clinical performance of Solo stentless bioprosthetic aortic valves. Revista Portuguesa de Cardiologia, 37(10), 811–818.
5. Fleerakkers J., Schepens M., Ranschaert W., et al. (2018). Aortic valve replacement using the Freedom SOLO stentless bioprosthesis: Clinical and haemodynamic performance in 625 patients at medium-term follow-up. European Journal of Cardio-thoracic Surgery, 54(6), 1073–1080.
6. Otto C.M., Nishimura R.A., Bonow R.O., et al. (2021). 2020 ACC/AHA Guideline for the Management of Patients With Valvular Heart Disease: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines. Circulation, E72–E227.
7. Guglielmo S., Fabrizio P., Andrea M., et al. (2018). Evaluation of Hemodynamic Behavior of a Stentless Aortic Bioprosthesis under Stress by Exercise Echocardiography. International Journal of Clinical Cardiology, 5(4).
8. Hegazy Y.Y., Rayan A., Bauer S., et al. (2018). Current indications for stentless aortic bioprostheses. Asian Cardiovasc Thorac Ann, 26(1), 19–27.