NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TEST THẦN KINH TỰ CHỦ TRÊN BỆNH NHÂN PARKISON
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Test thần kinh tự chủ là một phương pháp hữu ích trong đánh giá tổn thương chức năng hệ thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson cả ở bất kỳ giai đoạn nào. Tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu liên quan vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 53 bệnh nhân Parkinson với mục tiêu xác định kết quả test thần kinh tự chủ trên bệnh nhân Parkinson và khảo sát mối liên quan giữa kết quả test với mức độ nặng của bệnh. Kết quả cho thấy tỷ lệ tổn thương thần kinh tự chủ thay đổi tuỳ theo các test thực hiện. Tỷ lệ gặp bất thường cao nhất ở nhóm biến thiên huyết áp khi vận động thể lực đẳng trường với 83,02%, tiếp theo là biến thiên nhịp tim khi hít thở sâu (35,85%). Rối loạn thần kinh tự chủ ở bệnh nhân Parkinson ở mức độ nhẹ. Tỷ lệ bệnh nhân có bất thường ở 1 test thần kinh tự chủ là cao nhất với 56,6%, kế đến là bất thường 2 test với 32,08%. Có mối tương quan yếu giữa số lượng test thần kinh tự chủ bất thường với thang điểm Hoehn & Yahr, UPDRS III với hệ số tương quan lần lượt là 0,11; 0,21 (p > 0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Test thần kinh tự chủ, bệnh Parkinson, thang điểm Hoehn & Yahr, thang điểm UPDRS III
Tài liệu tham khảo
2. Clarke CE, Patel S, Ives N, et al. UK Parkinson’s Disease Society Brain Bank Diagnostic Criteria. NIHR Journals Library; 2016. Accessed June 16, 2022. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK379754/
3. Ewing DJ, Martyn CN, Young RJ, Clarke BF. The value of cardiovascular autonomic function tests: 10 years experience in diabetes. Diabetes Care. 1985; 8(5):491-498. doi:10.2337/ diacare.8.5.491
4. Dijk JG van, Haan J, Zwinderman K, Kremer B, Hilten BJ van, Roos RA. Autonomic nervous system dysfunction in Parkinson’s disease: relationships with age, medication, duration, and severity. Journal of Neurology, Neurosurgery & Psychiatry. 1993;56(10):1090-1095. doi:10.1136/jnnp.56.10.1090
5. Asahina M, Mathias CJ, Katagiri A, et al. Sudomotor and cardiovascular dysfunction in patients with early untreated Parkinson’s disease. J Parkinsons Dis. 2014;4(3):385-393. doi:10.3233/JPD-130326
6. Kikkawa Y, Asahina M, Suzuki A, Hattori T. Cutaneous sympathetic function and cardiovascular function in patients with progressive supranuclear palsy and Parkinson’s disease. Parkinsonism & Related Disorders. 2003;10(2):101-106. doi:10.1016/S1353-8020(03)00109-3
7. Zakrzewska-Pniewska B, Jamrozik Z. Are electrophysiological autonomic tests useful in the assessment of dysautonomia in Parkinson’s disease? Parkinsonism & Related Disorders. 2003;9(3):179-183. doi:10.1016/S1353-8020(02)00032-9
8. Ludin SM, Steiger UH, Ludin HP. Autonomic disturbances and cardiovascular reflexes in idiopathic Parkinson’s disease. J Neurol. 1987;235(1):10-15. doi:10.1007/BF00314190