MICROALBUMIN NIỆU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đái tháo đường là là bệnh lý thường gặp trong thực hành lâm sàng. Microalbumin niệu (MAU) là dấu ấn để phát hiếm sớm tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát microalbumin niệu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 60 bệnh nhân đái tháo đường typ 2. Kết quả: (1) MAU (+) xuất hiện ở 40 bệnh nhân (66,7%) trong số bệnh nhân nghiên cứu; (2) MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 liên quan đến thời gian phát hiện bệnh (p = 0,012), tăng huyết áp (OR=5,67; p=0,04; CI95%:1,65-19,46), vòng bụng tăng (OR=5,67; p=0,04; CI95%:0,05-0,61), nồng độ HDL-C < 0,9 mmol/L (OR=3,5; p=0,028; CI95%:1,11- 11,02), đường máu lúc đói ≥ 7mmol/L (OR=4,0; p=0,017; CI95%: 1,24-12,89) và HbA1C ≥ 7% (OR=4,33; p=0,01; CI95%:1,39-13,56). Kết luận: Tỷ lệ MAU (+) ở bệnh nhân đái tháo đường cao. Thời gian phát hiện bệnh đái tháo đường typ 2, vòng bụng tăng, tăng huyết áp, chỉ số HDL-C giảm và kiểm soát đường máu kém là các yếu tố nguy cơ cho sự xuất hiện microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
MAU, đái tháo đường
Tài liệu tham khảo
2. Trần Xuân Trường, Nguyễn Chí Dũng (2008), Nghiên cứu nồng đọ microalbumin niệu chẩn đoán sớm biến chứng thận trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Tạp chí Y học thực hành, 1 (594 + 595): 34-37.
3. Nguyễn Khoa Diệu Vân (2006), Đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tích cực để hạn chế các yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 mới phát hiện, Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Afkhami-Ardekani M, Modarresi M, Amirchaghmaghi E (2008), Prevalence of microalbuminuria and its risk factors in type 2 diabetic patients, Indian J Nephrol, 18(3): 112-117.
5. Aneesah AlFehaid (2017), Prevalence of microalbuminuria and its correlates among diabetic patients attending diabetic clinic at National Guard Hospital in Alhasa, Journal of Family and Community Medicine, 24 (1).
6. Molefe-Baikai OJ, M Molefi, F Cainelli, GM Rwegerera (2018), The prevalence of microalbuminuria and associated factors among patients with type 2 diabetes mellitus in Botswana, Original Article, 21(11).
7. Pasko N, F Toti, A Strakosha, E Thengjilli (2013), Prevalence of microalbuminuria and risk factor analysis in type 2 diabetes patients in Albania: the need for accurate and early diagnosis of diabetic nephropathy, Hippokratia, 17(4): 337-341.
8. Rabie E. EI Bahansy, Omaima A. Mahrous, Mahmod E. Abu Salen (2013), The role of microalbuminuria in population screening for chronic kidney disease in an Egyptian village, Original Article, 26(1): 18-22.