KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT KHỐI TÁ TỤY BẢO TỒN MÔN VỊ TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Mạnh Hùng Trần 1,
1 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả  phẫu thuật cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị điều trị bệnh lý vùng đầu tụy tá tràng và quanh bóng Vater tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 75 trường hợp được mổ cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị tại Bệnh viện Bạch Mai từ 2015 đến 2020. Kết quả: 75 trường hợp bệnh lý vùng đầu tụy tá tràng và quanh bóng Vater bao gồm 49 nam và 26 nữ, độ tuổi trung bình là 56,5 đã được phẫu thuật cắt khối tá tụy bảo tồn môn vị trong đó u đầu tụy là 41,3%, u Vater là 40%, u phần thấp ống mật chủ là 14,7%, u tá tràng là 4.0 %. Thời gian mổ trung bình là 265,5±32,3 phút, Thời gian nằm viện sau mổ là 12,7 ± 4,8 ngày. Tỉ lệ tử vong sau mổ là 4,0 % do rò miệng nối tụy ruột. Tỉ lệ biến chứng sau mổ là 18,6% trong đó rò mật là 5,3%, chậm lưu thông dạ dày là 6,6%, áp xe tồn dư là 2,6%. Kết luận: Phẫu thuật cắt đầu tụy tá tràng bảo tồn môn vị là một kỹ thuật hiệu quả an toàn rút ngắn thời gian phẫu thuật, không có hội chứng sau cắt đoạn dạ dày, phục hồi sau mổ nhanh. Rò tụy vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong sau mổ, chuẩn bi trước mổ tốt, kinh nghiệm của phẫu thuật viên là yếu tố làm giảm tỉ lệ biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Minh Hải, Lâm Việt Trung, Hồ Sĩ Minh, Đoàn Tiến Mỹ, Hồ cao Vũ (2004) “phẫu thuật cắt khối tá tụy cho bệnh lý đầu tụy và quanh nhú Vater tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 năm 101 trường hợp” Yhọc thành phố Hồ Chí Minh , tập 8, tr 113- 118.
2. Văn Tần. Lê Bá Hùng (2015), “chỉ định và lợi ích phẫu thuật Whipple cải tiến điều trị bệnh lý vùng mật – tụy – tá tràng”, Y học thành phố Hồ Chí Minh
3. Diener MK, Fitzmaurice C, Schwarzer G et al (2015), “Pylorus-preserving pancreati coduodenectomy (ppWhipple) versus pancreaticoduodenectomy (classicWhipple) for surgical treatment of periampullary and pancreatic carcinoma”, The Cochrane Library, 11, 1-58.
4. Gouma DJ, Nieveen van Dijikum EJ, Obetop H (1999), “The standard diagnostic work - up and surgical treatment of pancreatic head tomors “, Eur j Surg Oncol , 25,113 – 123
5. Khe T.C. Tran, Hans G. Smeenk, Casper H. J. Van Eijck, et al (2004), “pylorus preserving panceaticoduodenectomy versus standard Wihpple proceduce” Annals of Sugery, 5, 240, 738 – 745.
6. Malleo G., Crippa S., Butturini G. et al (2010). Delayed gastric emptying after pylorus‐preserving pancreaticoduodenectomy: validation of International Study Group of Pancreatic Surgery classification and analysis of risk factors. HPB, 12(9), pp. 610-618.
7. Traverso L.W. (1980). “Preservation of the pylorus in pancreatoduodenectomy: a follow up evaluation”, Vol. 192, pp. 306-311
8. Tran K.T., Smeenk H.G., van Eijck C.H. et al (2004). Pylorus preserving pancreaticoduodenectomy versus standard Whipple procedure: a prospective, randomized, multicenter analysis of 170 patients with pancreatic and periampullary tumors. Annals of surgery, 240(5), pp. 738.