SỰ THAY ĐỔI HÌNH THÁI CUNG RĂNG HÀM TRÊN SAU PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ MỘT BÊN TRÊN HÌNH ẢNH 3D

Đức Kỳ Trân Trương 1,, Hoài Phương Lâm 1, Văn Lân Nguyễn 1, Nguyễn Thanh Chơn Hồ 1
1 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích và đánh giá sự thay đổi hình thái cung răng hàm trên ở trẻ sau phẫu thuật tạo hình môi toàn bộ một bên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên 15 trẻ bị dị tật khe hở môi-vòm miệng một bên, điều trị tại bệnh viện Răng- Hàm -Mặt Mỹ Thiện, Tp. Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được lấy dấu hàm trên trước phẫu thuật, sau phẫu thuật 3 tháng và 6 tháng. Mẫu hàm thạch cao sau khi đổ mẫu sẽ được quét 3D, đánh dấu các điểm mốc giải phẫu, đo đạc tuyến tính khoảng cách các điểm mốc và so sánh sự thay đổi kích thước cung răng giữa các thời điểm lấy dấu. Kết quả: Độ rộng khe hở cung răng giảm còn gần 1/3 so với trước khi phẫu thuật  (ΔGL= -8.37mm), có sự xoay của mấu tiền hàm về phía khẩu cái (ΔGIC= -13.78°, ΔGCC’= -13.96°). Sự thay đổi theo chiều ngang ở vùng lồi củ, vùng giữa hai ụ nanh và kích thước trước sau dường như không có sự thay đổi đáng kể. Kết luận: Ở trẻ bị dị tật khe hở môi toàn bộ một bên, sau phẫu thuật tạo hình môi, có sự tự khép lại của cung răng hai bên khe hở, xuất hiện “hiệu ứng đóng” mảnh khẩu cái làm cho hai mảnh khép lại gần nhau mà không cần sử dụng các khí cụ hỗ trợ. Có sự chậm phát triển độ rộng khẩu cái trước. Độ rộng khẩu cái sau phát triển bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bruggink Robin, Baan Frank, Kramer Gem, Claessens Colet, Kuijpers-Jagtman Anne Marie, et al. (2020), "The effect of lip closure on palatal growth in patients with unilateral clefts". 8, pp. e9631.
2. Ambrosio Eloá Cristina Passucci, Sforza Chiarella, De Menezes Márcio, Carrara Cleide Felício Carvalho, Machado Maria Aparecida Andrade Moreira, et al. (2018), "Post-surgical effects on the maxillary segments of children with oral clefts: New three-dimensional anthropometric analysis". 46 (9), pp. 1511-1514.
3. Braumann Bert, Keilig Ludger, Stellzig-Eisenhauer Angelika, Bourauel Christoph, Bergé Stefaan, et al. (2003), "Patterns of maxillary alveolar arch growth changes of infants with unilateral cleft lip and palate: preliminary findings". 40 (4), pp. 363-372.
4. Kongprasert Thanawut, Winaikosol Kengkart, Pisek Araya, Manosudprasit Aggasit, Manosudprasit Amornrut, et al. (2019), "Evaluation of the Effects of Cheiloplasty on Maxillary Arch in UCLP Infants Using Three-Dimensional Digital Models". 56 (8), pp. 1013-1019.
5. Mello Bianca Zeponi Fernandes, Ambrosio Eloá Cristina Passucci, Jorge Paula Karine, de Menezes Márcio, Carrara Cleide Felício Carvalho, et al. (2019), "Analysis of Dental Arch in Children With Oral Cleft Before and After the Primary Surgeries". 30 (8), pp. 2456-2458.
6. Neuschulz J., Schaefer I., Scheer M., Christ H., Braumann B. (2013), "Maxillary reaction patterns identified by three-dimensional analysis of casts from infants with unilateral cleft lip and palate". J Orofac Orthop, 74 (4), pp. 275-86.
7. Rousseau Pascal, Metzger Marc, Frucht Sibylle, Schupp Wipke, Hempel Mareike, et al. (2013), "Effect of lip closure on early maxillary growth in patients with cleft lip and palate". 15 (5), pp. 369-373.
8. Braumann Bert, Keilig Ludger, Bourauel Christoph, Niederhagen Bernd, Jäger Andreas %J Annals of Anatomy-Anatomischer Anzeiger (1999), "3-dimensional analysis of cleft palate casts". 181 (1), pp. 95-98.