HÀNH VI SỬ DỤNG KHẨU TRANG Y TẾ Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG LÀN SÓNG DỊCH THỨ 2 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM

Lê An Phạm 1,2,, Ngọc Đăng Trần 2,3, Thị Hoài Thương Đỗ 2, Thị Minh Trang Nguyễn 3, Trường Viên Nguyễn 4, Thị Tường Vy Nguyễn 5, Thị Thu Thảo Nguyễn2, Bảo Vy Trần 2, Sơn Bảo Vi Lâm 4, Tấn Tiến Nguyễn 6,7, Diệp Tuấn Trần 3
1 Trung tâm Đào tạo Bác sĩ gia đình, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh
5 Tạp chí MedPharmRes, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
6 Phòng thí nghiệm Trọng Điểm Quốc gia - Điều Khiển Số & Kỹ Thuật Hệ Thống (DCSELab), Đại học Bách Khoa - Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
7 Đại học Bách Khoa -Ðại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả hành vi sử dụng khẩu trang y tế của nhân viên y tế (NVYT) trong làn sóng dịch thứ 2 tại các bệnh viện (BV) tuyến đầu chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2020 bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả ghi nhận 204 NVYT tham gia khảo sát và tỷ lệ tuyệt đối là 99% NVYT sử dụng khẩu trang y tế và toàn bộ NVYT đều tin rằng sử dụng khẩu trang y tế có thể giúp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19. Trong đó, một số ít NVYT có tâm lý chủ quan về nguy cơ nhiễm COVID-19, mặc dù tỷ lệ lo lắng về hậu quả nếu bị nhiễm bệnh vẫn cao. Kết quả cũng cho thấy nguyên nhân chủ yếu về rào cản của việc đeo khẩu trang là cảm thấy khó thở và bị ngứa, kích ứng da khi đeo khẩu trang (chiếm khoảng 2/3). Ngoài ra, các yếu tố như tâm lý đám đông và nội quy của bệnh viện về việc mang khẩu trang sẽ giúp tăng ý thức tuân thủ mang khẩu trang tại các bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Novel coronavirus (2019-nCoV). SITUATION REPORT - 1; 21 JANUARY 2020. 2020 07/11/2021]; Available from: https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports/20200121-sitrep-1-2019-ncov.pdf?sfvrsn=20a99c10_4.
2. WHO. WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard. 2022 11/04/2022]; Available from: https://covid19.who.int/.
3. Bộ Y Tế. CỔNG THÔNG TIN CỦA BỘ Y TẾ VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19. 2021 04/04/2022]; Available from: https://covid19.gov.vn/.
4. Centers for Disease Control and Prevention. Interim Guidance for the Use of Masks to Control Seasonal Influenza Virus Transmission. 2019 07/11/2021]; Available from: https://www.cdc.gov/flu/professionals/infectioncontrol/maskguidance.htm.
5. Chu, D.K., et al., Physical distancing, face masks, and eye protection to prevent person-to-person transmission of SARS-CoV-2 and COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Lancet, 2020. 395(10242): p. 1973–1987.
6. Becker Mh Fau - Haefner, D.P., et al., Selected psychosocial models and correlates of individual health-related behaviors. Medical care, 1977. 15(5 SUPPL): p. 27–46.
7. Jones, P., et al., Global adoption of personal and social mitigation behaviors during COVID-19: The role of trust & confidence. PLoS One, 2021. 16(9): p. e0256159.
8. Szepietowski, J.C., et al., Face Mask-induced Itch: A Self-questionnaire Study of 2,315 Responders During the COVID-19 Pandemic. Acta Derm Venereol, 2020. 100(10): p. adv00152.
9. Techasatian, L., et al., The Effects of the Face Mask on the Skin Underneath: A Prospective Survey During the COVID-19 Pandemic. J Prim Care Community Health, 2020. 11: p. 2150132720966167.