KẾT QUẢ SỐNG THÊM BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT GIAI ĐOẠN MUỘN ĐIỀU TRỊ HOÁ CHẤT PHÁC ĐỒ CAP TẠI BỆNH VIỆN K

Hùng Kiên Đỗ 1,, Văn Tài Nguyễn 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sống thêm bệnh nhân bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn điều trị phác đồ hoá chất CAP tại bệnh viện K từ 01/2015 đến 10/2021. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu kết hợp tiến cứu 21 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn được chẩn đoán và điều trị hoá chất tân CAP tại Bệnh viện K từ từ 01/2015 đến 10/2021. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 50,6±5,5, tỷ lệ nam/ nữ là 1,6/1. Thể trạng tốt, chủ yếu chỉ số PS=0, chiếm 47,6%, tiếp đến PS=1 (chiếm 38,1%). Thời gian tái phát kể từ khi kết thúc điều trị triệt căn trung bình là 22+6,3 tháng, chủ yếu trong thời gian 2 năm đầu. Đa số ung thư dạng tuyến nang (chiếm 76%), tiếp đến ung thư biểu mô tuyến và ung thư kém biệt hoá chiếm tỷ lệ nhỏ. Đa phần các bệnh nhân có u nguyên phát từ tuyến mang tai (chiếm 42,9%), tiếp đến tuyến dưới hàm (chiếm 33,3%). Di căn 1 cơ quan chiếm 57,1% và tần suất di căn phổi gặp nhiều nhất, chiếm 76,2%, tiếp đến là di căn hạch trung thất và di căn xương. Thời gian sống thêm bệnh không tiến triển trung bình 7,3±2,1 tháng. Tỷ lệ sống thêm 1 năm và 2 năm lần lượt là 51,9% và 39,0%. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 17,5±3,1 tháng. Tỷ lệ sống thêm 1 năm và 2 năm lần lượt là 46,8% và 33,4%. Kết luận: Phác đồ hoá chất CAP mang lại hiệu quả sống thêm trên bệnh nhân ung thư tuyến nước bọt giai đoạn muộn, thời gian sống thêm toàn bộ trung bình 17,5±3,1 tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dreyfuss AI, Clark JR, Fallon BG (1987). Cyclophosphamide, doxorubicin, and cisplatin combination chemotherapy for advanced carcinomas of salivary gland origin. Cancer. 1987; 60(12): 2869.
2. Kaplan MJ, Johns ME, Cantrell RW (1986). Chemotherapy for salivary gland cancer. Otolaryngol Head Neck Surg. 1986;95(2):165.
3. Licitra L, Cavina R, Grandi C (1996). Cisplatin, doxorubicin and cyclophosphamide in advanced salivary gland carcinoma. A phase II trial of 22 patients. Ann Oncol. 1996;7(6):640.
4. Tsukuda M, Kokatsu T, Ito K, Mochimatsu I (1993). Chemotherapy for recurrent adeno- and adenoidcystic carcinomas in the head and neck. J Cancer Res Clin Oncol. 1993;119(12):756.
5. Dimery IW, Legha SS, Shirinian M (1990). Fluorouracil, doxorubicin, cyclophosphamide, and cisplatin combination chemotherapy in advanced or recurrent salivary gland carcinoma. J Clin Oncol. 1990;8(6):1056.
6. Venook AP, Tseng A Jr, Meyers FJ (1987). Cisplatin, doxorubicin, and 5-fluorouracil chemotherapy for salivary gland malignancies: a pilot study of the Northern California Oncology Group. J Clin Oncol. 1987;5(6):951.
7. Airoldi M, Pedani F, Brando V (1989). Cisplatin, epirubicin and 5-fluorouracil combination chemotherapy for recurrent carcinoma of the salivary gland. Tumori. 1989;75(3):252.