ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI RĂNG SỐ 8 MỌC LỆCH VÀ BIẾN CHỨNG TỚI RĂNG SỐ 7 HÀM DƯỚI TRÊN PHIM PANORAMA

Hải Niên Nguyễn 1,, Hữu Thiên Phạm 1
1 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Vị trí mọc bất thường của răng số 8 gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh nhân. Kỹ thuật chụp phim răng Panorama đem đến nhiều lợi ích cho Bác sĩ răng hàm mặt khi khám xét về hình thái răng số 8, các cấu trúc và những tổn thương lân cận. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên kết quả đo đạc của 119 bệnh nhân có chụp phim Panorama. Kết quả của chúng tôi chỉ ra răng số 8 mọc lệch gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 26-40 tuổi chiếm tỷ lệ 52.94%, mọc lệch gần-góc chiếm tỷ lệ cao nhất 63.26%, mọc nằm ngang 21.95% và ngầm ngược chiếm tỷ lệ thấp nhất 1.53%. Răng số 8 mọc lệch > 450 chiếm tỷ lệ đa số 62.76%, lệch 460-800 chiếm tỷ lệ 54.08%.Biến chứng sâu răng chiếm tỷ lệ cao nhất 52.88%, sau đó là tổn thương tiêu xương ổ răng chiếm 47.12%, tỷ lệ sâu chưa tổn thương tủy răng 7 chiếm 46.60%, tổn thương đến tủy răng số 7 chiếm 6.28%. Tiêu tổ chức cứng không gặp trong nghiên cứu này. Trong số các biến chứng gặp phải, biến chứng sâu răng số 7 gặp đa số khi răng số 8 mọc ở tư thế lệch gần-góc chiếm tỷ lệ 69.31%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tiến Vinh (2010). “Nhận xét tình trạng mọc răng và kết quả xử trí các tai biến ở bệnh nhân RKHD bệnh viện răng hàm mặt Trung ương Hà Nội”. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
2. Phạm Công Minh (2014). “Nhận xét các biến chứng thường gặp do RKHD”. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Lê Ngọc Thanh (2005). “Nhận xét đặc điểm lâm sàng, Xquang và đánh giá kết quả phẫu thuật RKHD mọc lệch, mọc ngầm”. Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. McArdle LW, McDonald F, Jones J (2014). “Distal cervical caries in the mandibular second molar: an indication for the prophylactic removal of third molar teeth? Update”. British Journal of Oral and Maxillofacial Surgery 52. pp 185–189
5. Lê Nho Chuyên (2016). “Đặc điểm hình thái của răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm và biến chứng tới răng hàm lớn thứ hai hàm dưới trên phim panorama tại khoa răng hàm mặt bệnh viện GTVT 2015-2016”. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
6. Bùi Thanh Ngoan (2011). “Nhận xét về mối quan hệ giữa hình thái học và các biến chứng của RKHD”. Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
7. Chu FC, Li TK, Lui VK at el (2003), “Prevalence of impacted teeth and associated pathologies-a radiographic study of the Hong Kong Chinese population”. Hong Kong Med J. Jun;9(3):158-63.
8. Afzal M, Sharrif M, Junaid M, at el (2013). “Prevelance of radiographic classification of impacted mandibular third molars”. Pakistan oral & Dental journal. Vol 33, No 3.0