LỰA CHỌN VỊ TRÍ LẤY VẠT DA XƯƠNG MÁC TỰ DO TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHỨC HỢP XƯƠNG HÀM DƯỚI SAU CẮT UNG THƯ

Quang Đức Nguyễn 1, Bình Nguyên Lại 2,, Tài Sơn Nguyễn 3
1 Trung tâm Phẫu thuật tạo hình và sọ mặt, Bệnh viện TWQĐ 108
2 Bệnh viện RHMTW Hà Nội
3 Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Trình bày kinh nghiệm của chúng tôi trong việc lựa chọn vị trí lấy vạt da xương mác tự do cho tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới kèm theo phần mềm lân cận sau khi cắt bỏ tổn thương ung thư. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 63 bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ ung thư hàm mặt và tạo hình bằng vạt da xương mác tự do tại Khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội từ tháng 5/2014 đến tháng 7/2021. Kết quả: Trường hợp dự kiến đưa đảo da của vạt xương mác vào trong để che phủ khuyết niêm mạc, chúng tôi lấy vạt da xương mác bên đối diện với tổn thương. Trường hợp đảo da che phủ khuyết hổng da thì lấy vạt ở chân cùng bên với tổn thương. Còn nếu tổn thương ở phần giữa không thiên về bên nào rõ rệt thì chúng tôi ưu tiên lấy vạt ở chân bên không thuận, nếu tại chỗ không có chống chỉ định lấy vạt da xương mác. Tổng cộng có 27 trường hợp được lấy vạt da xương mác bên phải và 36 trường hợp lấy vạt da xương mác bên trái. Tỉ lệ hoại tử vạt toàn bộ là 3.2% và không có trường hợp nào hoại tử một phần vạt. Kết luận: Việc lựa chọn vị trí cho vạt da xương mác, đặc biệt khi không lấy kèm thành phần cơ, sẽ phụ thuộc vào thói quen của các phẫu thuật viên. Nhưng sự tôn trọng vị trí tương quan của các thành phần vạt như đã trình bày có thể góp phần đáng kể vào thành công của cuộc mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. M. Sharma et al., “Anatomic basis for an algorithmic approach for free fibula flap donor side selection in composite oro-mandibular defects,” Indian J Plast Surg, vol. 48, no. 1, Art. no. 1, Apr. 2015, doi: 10.4103/0970-0358.155268.
2. S. M. Fu-Chan Wei MD, Flaps and Reconstructive Surgery, 2nd edition. Elsevier, 2016.
3. S. Yagi, Y. Kamei, and S. Torii, “Donor side selection in mandibular reconstruction using a free fibular osteocutaneous flap,” Ann Plast Surg, vol. 56, no. 6, Art. no. 6, Jun. 2006, doi: 10.1097/01.sap.0000205776.18090.9b.
4. M. Sharma et al., “Anatomic basis for an algorithmic approach for free fibula flap donor side selection in composite oro-mandibular defects,” Indian J Plast Surg, vol. 48, no. 1, pp. 43–47, Apr. 2015, doi: 10.4103/0970-0358.155268.
5. J. M. López-Arcas et al., “The fibula osteomyocutaneous flap for mandible reconstruction: a 15-year experience,” J Oral Maxillofac Surg, vol. 68, no. 10, pp. 2377–2384, Oct. 2010, doi: 10.1016/j.joms.2009.09.027.
6. Nguyễn Quang Đức, “Nghiên cứu sử dụng vạt xương mác tự do có nối mạch nuôi trong tạo hình mất đoạn lớn xương hàm dưới,” Luận án tiến sĩ Y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108, 2011.
7. O. Camuzard et al., “Primary radical ablative surgery and fibula free-flap reconstruction for T4 oral cavity squamous cell carcinoma with mandibular invasion: oncologic and functional results and their predictive factors,” Eur Arch Otorhinolaryngol, vol. 274, no. 1, Art. no. 1, Jan. 2017, doi: 10.1007/s00405-016-4219-7.
8. B. Swendseid et al., “Long-Term Complications of Osteocutaneous Free Flaps in Head and Neck Reconstruction,” Otolaryngol Head Neck Surg, vol. 162, no. 5, pp. 641–648, May 2020, doi: 10.1177/0194599820912727.