ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁC HƠI THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU LƯNG CẤP THỂ HÀN THẤP

Vũ Long Hoàng 1,
1 Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: 1. Đánh giá tác dụng điều trị của phương pháp giác hơi thuốc trên bệnh nhân đau lưng cấp thể hàn thấp. 2. Theo dõi tác dụng không mong muốn của phương pháp can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: 60 bệnh nhân, tuổi ≥ 18, được chẩn đoán đau thắt lưng cấp thể hàn thấp chia thành hai nhóm tương đồng về mức độ đau theo thang điểm VAS (Visual Analogue Scale) và tầm vận động cột sống thắt lưng, thời gian điều trị 10 ngày. Nhóm nghiên cứu điều trị bằng giác hơi thuốc, nhóm đối chứng điều trị bằng điện châm. Phương pháp nghiên cứu: can thiệp lâm sàng, so sánh trước - sau điều trị có đối chứng. Kết quả: Hiệu quả điều trị chung bằng phương pháp giác hơi thuốc tốt hơn nhóm chứng ở thời điểm D5 với p < 0,05; Hiệu quả giảm đau theo VAS, cải thiện độ gấp cột sống thắt lưng tại thời điểm D5, nghiêng trái và phải tại D10 của nhóm nghiên cứu tốt hơn với nhóm chứng với p < 0,05. Kết luận: phương pháp giác hơi thuốc có tác dụng giảm đau và cải thiện tầm vận động sột sống thắt lưng trên bệnh nhân đau lưng cấp thể hàn thấp và chưa thấy tác dụng không mong muốn trên lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh thấp khớp - NXB Y học.
2. Chou R, Qaseem A, Snow V et al; "Diagnosis and treatment of low back pain: a joint clinical practice guideline from the American College of Physicians and the American Pain Society"; Ann Intern Med 147 (7), 2007, p478–91.
3. Nguyễn Nhược Kim & Trần Quang Đạt (2008), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 37; 77; 134; 136; 152; 158; 166 -174; 223-225.)
4. Trần Dũng và cộng sự (2020), Nghiên cứu cơ chế và liệu pháp giác hơi trên lâm sàng. Tạp chí Trung Y dược Thế giới, Trung Quốc, tr 1643-1650
5. Bộ Y tế (2020), Quyết định 5480/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020, về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền.
6. Bộ Y tế (2008), Quyết định 26/2008/QĐ-BYT ngày 22 tháng 07 năm 2008, về việc ban kỹ thuật chuyên ngành Y học cổ truyền.
7. Hội đồng dược điển Việt Nam và Bộ Y tế (2018), Dược điển Việt Nam Lần xuất bản thứ năm – Tập 2, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.
8. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.