GIÁ TRỊ CỦA XÉT NGHIỆM HCV CORE ANTIGEN TRONG SÀNG LỌC SIÊU VI VIÊM GAN C

Thị Thanh Nhàn Lê 1,, Văn Lợi Trần 2, Trần Thanh Duy Lương 2, Quốc Đạt Ngô 1, Minh Hà Nguyễn 2,3
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
3 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của xét nghiệm HCV core Antigen và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Antigen và HCV RNA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 102 bệnh nhân nội trú và ngoại trú đến khám sàng lọc viêm gan C tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 2/2022 đến tháng 6/2022. Xét nghiệm HCV RNA được thực hiện bằng kỹ thuật realtime RT-PCR với bộ sinh phẩm IVD NK RTqPCR-Vcquant KIT, xét nghiệm HCV core Ag được thực hiện bằng kỹ thuật CMIA với bộ thuốc thử của Abbott. Xét nghiệm HCV RNA được sử dụng làm tiêu chuẩn vàng. Xác định độ nhạy và độ đặc hiệu của xét nghiệm HCV core Ag và đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA. Kết quả: Xét nghiệm HCV core Ag có độ nhạy là 93,3% và độ đặc hiệu là 91,7% ở giá trị ngưỡng 3,03 fmol/L, diện tích dưới đường cong ROC là 0,925 (92,5%) (KTC 95%: 0,92-0,99). Có mối tương quan thuận, trung bình giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA với hệ số tương quan r=0,64 (p<0,001). Kết luận: Xét nghiệm HCV core Ag có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, đồng thời có mối tương quan thuận, trung bình với xét nghiệm HCV RNA. Đây là một xét nghiệm có giá trị và có thể ứng dụng được trong sàng lọc HCV trên bệnh nhân Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt (2020), Phương pháp chọn mẫu và tính toán cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học sức khỏe, Trường đại học Y tế công cộng, Mạng lưới nghiên cứu khoa học sức khỏe Việt Nam, tr. 52.
2. Nguyễn Thị Băng Sương, Bùi Hữu Hoàng, Nguyễn Hữu Huy, Bắc Nguyễn Hoàng (2020), "Đánh giá mối tương quan giữa nồng độ HCV core Ag và HCV RNA", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh. 24, tr. 16-19.
3. Buket C. A., Ayse A., Selcuk K., Suleyman O.,Emel S. C. (2014), "Comparison of HCV core antigen and anti-HCV with HCV RNA results", Afr Health Sci. 14(4), pp. 816-20.
4. Cloherty G., Talal A., Coller K., et al. (2016), "Role of Serologic and Molecular Diagnostic Assays in Identification and Management of Hepatitis C Virus Infection", J Clin Microbiol. 54(2), pp. 265-73.
5. Kamili S., Drobeniuc J., Araujo A. C.,Hayden T. M. (2012), "Laboratory diagnostics for hepatitis C virus infection", Clin Infect Dis. 55 Suppl 1, pp. S43-8.
6. Morota K., Fujinami R., Kinukawa H., et al. (2009), "A new sensitive and automated chemiluminescent microparticle immunoassay for quantitative determination of hepatitis C virus core antigen", J Virol Methods. 157(1), pp. 8-14.
7. Park Y., Lee J. H., Kim B. S., et al. (2010), "New automated hepatitis C virus (HCV) core antigen assay as an alternative to real-time PCR for HCV RNA quantification", J Clin Microbiol. 48(6), pp. 2253-6.
8. Pawlotsky J. M. (2002), "Use and interpretation of virological tests for hepatitis C", Hepatology. 36(5 Suppl 1), pp. S65-73.
9. Richter S. S. (2002), "Laboratory assays for diagnosis and management of hepatitis C virus infection", J Clin Microbiol. 40(12), pp. 4407-12.