ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ THỂ NẶNG BẰNG UỐNG ISOTRETINOIN VỚI LIỀU TÍCH LŨY ĐẠT 60MG/KG VÀ 120 MG/KG

Nguyệt Minh Vũ 1,2, Diễm Hương Phạm 3, Thị Quyên Trần 1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương
3 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá các tác dụng không mong muốn khi điều trị trứng cá thể nặng bằng uống isotretinoin với liều tích lũy đạt 60mg/kg và 120mg/kg. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 60 bệnh nhân mắc trứng cá thể nặng chia làm 2 nhóm nghiên cứu. Kết quả: Khô môi là triệu chứng thường gặp nhất, gặp ở đa phần các bệnh nhân với tỷ lệ 95%. Khô da mặt, gặp ở 70% bệnh nhân, cũng là triệu chứng thường gặp. Không có bệnh nhân nào ghi nhận đau cơ khớp. Chỉ 1 bệnh nhân xuất hiện trứng cá bùng phát, 1 bệnh nhân xuất hiện rối loạn kinh nguyệt, chiếm 1,7%. Không có sự khác biệt về tỷ lệ tác dụng phụ gặp phải trên lâm sàng giữa 2 nhóm điều trị. Không ghi nhận trường hợp nào tăng men gan trong và sau quá trình điều trị. Tăng mỡ máu gặp ở 5 bệnh nhân với tỷ lệ 8,3%, tỷ lệ tăng mỡ máu ở 2 nhóm điều trị không có sự khác biệt (p = 0,353 > 0,05). Kết luận: Tác dụng phụ phổ biến nhất ở cả 2 nhóm là khô môi, khô da mặt, ngứa, ít gặp hơn là đỏ mặt, nhạy cảm ánh sáng, không có sự khác biệt về tỷ lệ tác dụng phụ gặp phải trên lâm sàng giữa 2 nhóm điều trị. Isotretinoin ít làm thay đổi các chỉ số cận lâm sàng, kể cả khi dùng với liều tích lũy cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Minh Hồng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường bằng vitamin A acid tại Viện Da liễu quốc gia. Published online 2008.
2. Demircay Z, Kus S, Sur H. Predictive factors for acne flare during isotretinoin treatment. Eur J Dermatol. 2008;18(4):452-456. doi:10.1684/ejd.2008.0441
3. Cannizzaro MV, Dattola A, Garofalo V, Del Duca E, Bianchi L. Reducing the oral isotretinoin skin side effects: efficacy of 8% omega-ceramides, hydrophilic sugars, 5% niacinamide cream compound in acne patients. G Ital Dermatol Venereol. 2018;153(2):161-164. doi:10.23736/ S0392-0488.17.05742-X
4. Zane LT, Leyden WA, Marqueling AL, Manos MM. A population-based analysis of laboratory abnormalities during isotretinoin therapy for acne vulgaris. Arch Dermatol. 2006;142(8):1016-1022. doi:10.1001/archderm.142.8.1016
5. Burke BM, Cunliffe WJ. The assessment of acne vulgaris--the Leeds technique. Br J Dermatol. 1984;111(1):83-92. doi:10.1111/j.1365-2133.1984. tb04020.x
6. Quéreux G, Volteau C, N’Guyen JM, Dréno B. Prospective study of risk factors of relapse after treatment of acne with oral isotretinoin. Dermatology. 2006;212(2):168-176. doi:10.1159/ 000090658
7. Demirci Saadet E. Investigation of relapse rate and factors affecting relapse after oral isotretinoin treatment in patients with acne vulgaris. Dermatol Ther. 2021;34(6):e15109. doi:10.1111/dth.15109
8. Layton AM, Knaggs H, Taylor J, Cunliffe WJ. Isotretinoin for acne vulgaris--10 years later: a safe and successful treatment. Br J Dermatol. 1993;129(3):292-296. doi:10.1111/j.1365-2133.1993.tb11849.x