KHẢO SÁT VIỆC HIỆU CHỈNH LIỀU THUỐC THEO CHỨC NĂNG THẬN TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH

Ngọc Lan Hương Lương 1, Thanh Sang Huỳnh 2, Ngọc Khôi Nguyễn 1, Như Hồ Nguyễn 1,
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Trường Đại học Công Nghệ TPHCM (HUTECH)

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát việc hiệu chỉnh liều thuốc theo chức năng thận ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên bệnh nhân có CrCl < 60 mL/phút, từ 01/01/2021 đến 31/01/2021 tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Nội dung khảo sát bao gồm đặc điểm bệnh nhân suy giảm chức năng thận, sự phù hợp về hiệu chỉnh liều và các yếu tố liên quan. Việc hiệu chỉnh liều được xem là phù hợp nếu tuân thủ theo tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Kết quả: Trên 111 bệnh nhân, có tổng cộng 4150 lượt kê đơn, trong đó 14,5% (603/4150) lượt kê cần hiệu chỉnh liều. Có 37,1% (225/603) lượt kê có liều hiệu chỉnh không phù hợp. Kháng sinh là nhóm thuốc cần hiệu chỉnh liều nhiều nhất (65,5%). Levofloxacin, piperacillin/ tazobactam và ciprofloxacin có tỉ lệ lượt kê với liều không phù hợp lần lượt là 63,4%, 22,4% và 45,8%. Các yếu tố liên quan đến việc kê đơn liều không phù hợp bao gồm khoa Lão, bệnh kèm liên quan đến thận, số lượng thuốc cần hiệu chỉnh liều. Kết luận: Cần theo dõi và tư vấn cho nhân viên y tế về việc hiệu chỉnh liều theo chức năng thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Munar M. Y. , Singh H. (2007), "Drug dosing adjustments in patients with chronic kidney disease", Am Fam Physician, 75 (10), 1487-1496.
2. Lea-Henry T. N., Carland J. E., Stocker S. L. et al. (2018), "Clinical Pharmacokinetics in Kidney Disease: Fundamental Principles", Clin J Am Soc Nephrol, 13 (7), 1085-1095.
3. Gabardi S. , Abramson S. (2005), "Drug dosing in chronic kidney disease", Med Clin North Am, 89 (3), 649-687.
4. Hanlon J. T., Wang X., Handler S. M. et al. (2011), "Potentially inappropriate prescribing of primarily renally cleared medications for older veterans affairs nursing home patients", J Am Med Dir Assoc, 12 (5), 377-383.
5. Gansevoort R. T., Correa-Rotter R., Hemmelgarn B. R. et al. (2013), "Chronic kidney disease and cardiovascular risk: epidemiology, mechanisms, and prevention", Lancet, 382 (9889), 339-352.
6. Bennett A. C., Bennett C. L., Witherspoon B. J. et al. (2019), "An evaluation of reports of ciprofloxacin, levofloxacin, and moxifloxacin-association neuropsychiatric toxicities, long-term disability, and aortic aneurysms/dissections disseminated by the Food and Drug Administration and the European Medicines Agency", Expert Opin Drug Saf, 18 (11), 1055-1063.
7. Tanner C., Wang G., Liu N. et al. (2019), "Metformin: time to review its role and safety in chronic kidney disease", Med J Aust, 211 (1), 37-42.
8. Modig S., Lannering C., Östgren C. J. et al. (2011), "The assessment of renal function in relation to the use of drugs in elderly in nursing homes; a cohort study", BMC geriatrics, 11 (1), 1-6.