THỰC TRẠNG THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN TẠI CÁC KHOA NGOẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020

Ngọc Anh Vũ 1,
1 Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng thực hành về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ của điều dưỡng viên tại các khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, 52 điều dưỡng viên tại 4 khoa ngoại của Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định, quan sát thực hành dựa trên bảng kiểm. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ điều dưỡng viên có thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết là 65,87%. Trong đó thực hành đạt về vệ sinh tay thường quy bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn là 74,9% và thực hành thay băng vết mổ vô khuẩn đạt là 65,87%. Kết luận: Mặc dù là một kỹ thuật thường quy, nhưng tỷ lệ điều dưỡng viên có thực hành không đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là khá cao, chiếm đến 34,13%. Bệnh viện nên có kế hoạch tập huấn định kỳ cho điều dưỡng, đồng thời cung cấp hướng dẫn phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ dễ hiểu để đảm bảo điều dưỡng có đủ kiến thức và có thể chuyển thành hành động thực hành mong muốn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Dương (2017), Thực trạng kiến thức và thực hành của điều dưỡng trong chăm sóc phòng nhiễm khuẩn vết mổ tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ điều dưỡng, Trường đại học điều dưỡng Nam Định.
2. Cù Thu Hường (2019). Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Ngô Thị Mỹ Liên (2019). Thực trạng rửa tay thường của điều dưỡng tại các khoa lâm sàng, Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang. Tạp chí Y tế Công cộng, 48, 23 -29.
4. Nguyễn Thanh Loan, Lora Claywell và Trần Thiện Trung (2014), "Kiến thức và thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm trùng vết mổ", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 5(18), tr. 129 - 135.
5. A. Mengesha, at el (2020), "Practice of and associated factors regarding prevention of surgical site infection among nurses working in the surgical units of public hospitals in Addis Ababa city, Ethiopia: A cross-sectional study", Plos one, 15(4), e0231270.
6. H. K. Sickder (2010), Nurses’ knowledge and practice regarding prevention of surgical site infection in Bangladesh, Prince of Songkla University.
7. H. K. Sickder, at el (2017), "Nurses’ surgical site infection prevention practices in Bangladesh", Pacific Rim International Journal of Nursing Research, 21(3), 244-257.
8. T. Woldegioris, G. Bantie & H. Getachew (2019), "Nurses' knowledge and practice regarding prevention of surgical site infection in Bahir Dar, Northwest Ethiopia", Surg Infect (Larchmt), 20(1), 71-77.