KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHUỖI HÓA TRỊ VÀ THUỐC KHÁNG EGFR TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN MUỘN

Thanh Đức Lê 1,, Thị Thu Hoài Bùi 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị chuỗi hóa trị và thuốc kháng EGFR trên bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn. Đối tượng nghiên cứu: BN được chẩn đoán UTPTBN giai đoạn IV, được điều trị erlotinib đường uống sau 4-6 chu kì hóa trị bộ đôi có platinum từ 1/2016 đến 06/2020 tại Bệnh viện K. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng và kiểm soát bệnh với hóa trị phác đồ bộ đôi có platinum lần lượt là 52,4% và 81%. Tỷ lệ đáp ứng và tỷ lệ kiểm soát bệnh sau 3 tháng điều trị erlotinib là 33,4% và 93,6%; sau 12 tháng, tỷ lệ đáp ứng là 43,0% và tỷ lệ kiểm soát bệnh là 70,5%. STKTT với erlotinib tốt hơn trên bệnh nhân có tác dụng phụ trên da và đáp ứng với hóa trị bước một.  Kết luận: Tỷ lệ đáp ứng với hóa trị cao hơn ở bệnh nhân có đột biến EGFR. Thời gian sống thêm không tiến triển với erlotinib liên quan với tác dụng phụ trên da và đáp ứng với hóa trị bước một.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Socinski MA, Evans T, Gettinger S, et al (2013), Treatment of stage IV non-small cell lung cancer: Diagnosis and management of lung cancer, 3rd ed: American College of Chest Physicians evidence-based clinical practice guidelines, Chest; 143:e, 341s-368s.
2. Urata Y, Katakami N, Morita S. et al (2016), Randomized Phase III Study Comparing Gefitinib With Erlotinib in Patients With Previously Treated Advanced Lung Adenocarcinoma: WJOG 5108L, J Clin Oncol. 34(27), 3248-57
3. W. D. Travis, E. Brambilla, A. G. Nicholson et al (2015). The 2015 World Health Organization Classification of Lung Tumors: Impact of Genetic, Clinical and Radiologic Advances Since the 2004 Classification. J Thorac Oncol, 10(9), 1243-1260.
4. Gandara DR, Grimminger P, Mack PC, et al. Association of epidermal growth factor receptor activating mutations with low ERCC1 gene expression in non - small cell lung cancer. 2010; J Thorac Oncol. 5, 1933-8.
5. Lee S. M, Khan I, Upadhyay S et al. First-line erlotinib in patients with advanced non-small-cell lung cancer unsuitable for chemotherapy (TOPICAL): a double-blind, placebo-controlled, phase 3 trial. 2012; Lancet Oncol. 13(11), 1161-70
6. Greenhalgh J, Bagust A, Boland A. et al. Erlotinib and gefitinib for treating non-small cell lung cancer that has progressed following prior chemotherapy (review of NICE technology appraisals 162 and 175): a systematic review and economic evaluation. 2015; Health Technol Assess. 19(47), 1-134.
7. Shepherd FA, Rodrigues Pereira J, Ciuleanu T, et al. Erlotinib in previously treated non-small-cell lung cancer. 2005; N Engl J Med, 353:123–32
8. Sheikh N and Chambers CR. Efficacy vs. effectiveness: erlotinib in previously treated non-small-cell lung cancer. 2013; J Oncol Pharm Pract. 19(3), 228-36.