MỨC ĐỘ CHẤN THƯƠNG VÀ THỰC TRẠNG CẤP CỨU TRƯỚC VIỆN BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2020

Minh Hải Vũ 1,, Hoàng Tùng Trần 1,2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Viện CTCH, Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét mức độ chấn thương và thực trạng cấp cứu trước viện bệnh nhân chấn thương sọ não đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 534 bệnh nhân chấn thương sọ não đến khám và điều tri tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh-Cột sống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2020. Kết quả: 534 bệnh nhân gồm 371 nam (69,5%), 163 nữ (30,5%); Tuổi trung bình: 54,5±21,9 tuổi (từ 2 đến 96 tuổi). Nhóm (19-59 tuổi) chiếm (57,3%), người cao tuổi (30,2%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông (60,5%), do tai nạn sinh hoạt (30,3%), tai nạn lao động (4,9%), bạo lực (4,3%). Chấn thương sọ não mức độ nhẹ chiếm đa số (93,8%), mức độ nặng (1,9%). Tỉ lệ được sơ cứu trước khi đến viện (58,2%); Cán bộ y tế sơ cứu chiếm tỉ lệ cao nhất (63,7%), tiếp đó là người dân xung quanh (21,2%); phương tiện vận chuyển bệnh nhân cao nhất là xe ô tô cá nhân (54,3%), xe cấp cứu 05 (22,2%), xe máy (21,5%). Kết luận: Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não mức độ nhẹ. Tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân chủ yếu. Tỉ lệ sơ cứu trước viện còn chưa cao. Phương tiện vận chuyển bệnh nhân bằng xe cấp cứu 05 còn thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Xuân Cương (2021). "Một số đặc điểm dịch tễ học và thực trạng cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương sọ não điều trị tại Bệnh viện Việt Đức’’. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học y Hà Nội, năm 2021.
2. Maas AIR, Menon DK, et al (2017). Traumatic brain injury: integrated approaches to improve prevention, clinical care, and research. Lancet Neurol. 2017;16(12):987–1048.
3. Vahid Monsef Kasmaei, et al (2015). An Epidemiologic Study of Traumatic Brain Injuries in Emergency Department. Emergency. 2015; 3(4):141-5.
4. Chandra Shekhar, et al (2015). An epidemiological study of traumatic brain injury cases in a trauma centre of New Delhi (India). Journal of Emergencies, Trauma, and Shock I 8:3 I Jul - Sep 2015. DOI: 10.4103/0974-2700.160700.
5. G Gururaj (2002). Epidemiology of traumatic brain injuries: Indian scenario. Neurol Res. 2002 Jan;24(1):24-8. doi: 10.1179/016164102101199503.